Xẻ thịt nghiến 'cụ' ở khu bảo tồn: Tỉnh sẽ điều tra đến cùng

Lãnh đạo tỉnh Hà Giang thừa nhận công tác bảo vệ rừng nghiến ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Phong Quang gặp rất nhiều khó khăn nhưng khẳng định quan điểm sẽ điều tra tới cùng vụ chặt phá rừng mà Việt Nam Mới thông tin.

Trong nhiều năm qua, để bảo vệ những cánh rừng nghiến cổ thụ trong KBTTN Phong Quang, tỉnh Hà Giang đã cho triển khai rất nhiều giải pháp, huy động một lực lượng lớn nhân lực và vật lực vào công tác giữ rừng song nỗi ám ảnh mang tên “lâm tặc” tại địa phương này vẫn chưa bao giờ chấm dứt.

Nhờ cả “thần rừng” giúp sức

Trao đổi với PV Việt Nam Mới, ông Nguyễn Việt Hưng, Giám đốc Ban Quản lý rừng đặc dụng (BQLRĐD) Phong Quang chỉ ra một loạt cái khó như diện tích rộng, lực lượng mỏng, địa hình hiểm trở… đã khiến cho công tác quản lý và bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm và chủ rừng không thể tròn trịa theo ý muốn. Đặc biệt, do rừng nằm ở vị trí giáp biên giới với Trung Quốc, thuận lợi cho việc tiêu thụ lâm sản trái phép nên càng tạo điều kiện cho lâm tặc hoành hành.

xe thit nghien cu o khu bao ton tinh se dieu tra den cung
Lâm tặc chế biến gỗ ngay trong rừng

“Gỗ nghiến ở đây chủ yếu xẻ thành dạng thớt (đường kính 40-50cm, dày 25-30cm) rồi cõng theo đường mòn trong rừng qua biên giới bán cho đầu nậu bên Trung Quốc. Thậm chí, các đầu nậu còn mua cả cưa máy cấp cho lâm tặc đi phá rừng, tiền mua cưa sẽ được trừ dần vào tiền gỗ bán được. Giá mua lại cao nữa (từ 1,2-1,5 triệu đồng/thớt, thời điểm cao nhất là 1,8 triệu đồng/thớt) nên nhiều kẻ sẵn sàng vào rừng làm lâm tặc”, ông Hưng nói.

xe thit nghien cu o khu bao ton tinh se dieu tra den cung
Một thớt nghiến được bị lâm tặc bỏ quên trong rừng

Theo ông Hưng, so với trước, công tác quản lý và bảo vệ rừng ở KBTTN Phong Quang thời gian gần đây đã được cải thiện rất nhiều. Đó là thành quả một loạt giải pháp quyết liệt và tốn kém của cả hệ thống chính trị tỉnh Hà Giang: “Khi tôi về tiếp quản công việc ở đây năm 2012, tình trạng phá rừng ở đây đang rất “nóng” chứ không được như bây giờ đâu”.

xe thit nghien cu o khu bao ton tinh se dieu tra den cung
Mỗi thớt nghiến như này có giá bán hàng triệu đồng

Vị chủ rừng cho hay, nạn phá rừng trái phép ở KBTTN Phong Quang những năm 2012 – 2013 diễn ra “nóng” đến mức tỉnh đa phải thành lập một lực lượng liên ngành gồm cả công an, quân đội, kiểm lâm, biên phòng và dân quân tự vệ đóng tại những điểm nóng nhất để tuần tra, kiểm soát, trấn áp lâm tặc. Sau đó công an tỉnh còn cử thêm một trung đội cảnh sát cơ động 30 người vào tăng cường. Nhờ đó mà đến khoảng đầu năm 2014, các điểm “nóng” phá rừng đã “hạ nhiệt”.

xe thit nghien cu o khu bao ton tinh se dieu tra den cung
Lô thớt nghiến tang vật do lực lượng kiểm lâm thu giữ

“Mấy năm qua, để duy trì hoạt động của các đơn vị bảo vệ rừng, hàng năm tỉnh đều phải chi ngân sách đến vài trăm triệu nhưng giải quyết triệt để thì rất khó. Tất nhiên khó không phải không làm mà phải cố gắng dần dần, từng bước chứ luôn một lúc thì không thể được”, ông Hưng phân trần.

xe thit nghien cu o khu bao ton tinh se dieu tra den cung
Một miếu "Thần rừng" được lập dưới gốc cây nghiến cổ thụ...

Ông Đặng Đình Công, cán bộ Pháp chế của BQLRĐD Phong Quang cho hay, trong thời gian qua Chủ rừng phối hợp với các cấp chính quyền địa phương đã đề ra rất nhiều phương án để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng như chủ trương quản lý cưa xăng ở trong dân, lập danh sách những người bị xử phạt về hành vi phá rừng tại trụ sở UBND xã và thôn… và đặc biệt là nhờ cả “thần rừng” đứng ra “trợ giúp” bảo vệ cây rừng.

xe thit nghien cu o khu bao ton tinh se dieu tra den cung
... với kỳ vọng thế lực siêu nhiên sẽ bảo vệ được những "cụ" nghiến trước mối lo lâm tặc

“Ý tưởng này do đồng chí Bí thư huyện ủy Vị Xuyên nghĩ ra. Đầu tiên chọn ra những cây nghiến cổ thụ nhất trong rừng, dựng một cái miếu gọi là miếu Thần rừng, mời tất cả người dân địa phương gần đấy đến dự. Trong buổi lễ có giết thịt một con lợn và mời thầy cúng có uy tín nhất ở địa phương đó đến làm”, ông Công kể và cho biết hiện tại đã dựng được 4 miếu Thần rừng tại 4 thôn là Phìn Sảng, Lùng Thiềng, Thượng Lâm, Tân Sơn. Sắp tới sẽ mở rộng ra những nơi khác.

“Sẽ điều tra đến cùng…”

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang khi được hỏi về quan điểm của tỉnh về trường hợp 8 cây nghiến cổ thụ được phát hiện bị lâm tặc đốn hạ và khai thác trái phép trong KBTTN Phong Quang thời gian qua.

xe thit nghien cu o khu bao ton tinh se dieu tra den cung
Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang

Theo ông Tiến, chủ trương của tỉnh Hà Giang từ xưa đến nay luôn rất coi trọng công tác bảo vệ rừng. Đặc biệt là vừa qua, Cao nguyên đá Đồng Văn của tình này đã được công nhận là thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu. “Đây sẽ là vốn liếng để các thế hệ nhân dân Hà Giang mai sau thừa hưởng nên bằng mọi giá phải bảo vệ thật tốt. Muốn thế nhiệm vụ đầu tiên là bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng”, ông Tiến cho biết.

xe thit nghien cu o khu bao ton tinh se dieu tra den cung
Lãnh đạo tỉnh Hà Giang khẳng định sẽ điều tra đến cùng thủ phạm chặt hạ những "cụ" nghiến này

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho hay, trong nhiều năm qua KBTTN Phong Quang luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của tỉnh: “Đích thân tôi và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã nhiều lần vào tận nơi kiểm tra và chỉ đạo huyện, xã và Chi cục Kiểm lâm tỉnh đưa ra giải pháp khắc phục” – ông Tiến nói và phân tích tầm quan trọng của KBTTN Phong Quang không chỉ về môi trường mà còn là an ninh biên giới.

xe thit nghien cu o khu bao ton tinh se dieu tra den cung
Hành vi phá rừng ở KBTTN Phong Quang là có tổ chức chứ không phải cá nhân đơn lẻ

Theo ông Tiến, tỉnh Hà Giang đã cùng tỉnh nước bạn Trung Quốc có chung đường biên giới kí kết về công tác phối hợp bảo vệ tài nguyên rừng giữa hai nước đồng thời giao Chi cục Kiểm lâm tỉnh xây dựng phương án riêng cho khu rừng đặc dụng Phong Quang. Tuy nhiên, công tác bảo vệ rừng vẫn gặp nhiều khó khăn nhất định, trong đó phải kể đến là tình trạng người dân sống xen lấn trong vùng lõi của khu bảo tồn (có 8 thôn là Tân Sơn, Lùng Giàng B, Hoàng Ly Pả, Mã Hoàng Phìn, Phỉn Sảng, Bản Hình, Thượng Lâm, Tà Lẻng - PV).

xe thit nghien cu o khu bao ton tinh se dieu tra den cung
Lâm tặc ăn uống ngay tại nơi chặt phá rừng

“Hiện tỉnh đã xin Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng một đề án di dân ra khỏi khu bảo tồn và đang thực hiện di dân được một phần. Nhưng cũng không thể đưa hết bà con ra được vì đó là khu vực biên giới. Phải để bà con ở lại sinh sống trong đó, vừa là giữ rừng, vừa là giữ vững biên giới nữa. Về lâu dài nâng cao đời sống cho bà con và giao khoán bảo vệ rừng thông qua chuyển đổi cơ cấu để bà con tham gia bảo vệ rừng”, ông Tiến nói.

xe thit nghien cu o khu bao ton tinh se dieu tra den cung
Phương tiện lâm tặc sử dụng để vận chuyển gỗ đều là xe không biển số

Về trường hợp 8 cây nghiến cổ thụ bị “xẻ thịt” trong KBTTN Phong Quang, ông Tiến cho biết đã giao cho Công an tỉnh xây dựng chuyên án điều tra riêng: “Ở đây có hiện tượng các đối tượng phá rừng có tổ chức. Vì thời gian gần đây cứ mỗi lần tỉnh mạnh tay, quyết liệt thì giảm còn mình hơi giãn ra một chút chúng lại hoạt động mạnh lên”, ông Tiến cho hay.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.