HĐXX tạm nghỉ, 13h30 sẽ tiếp tục làm việc.
HĐXX thẩm vấn bị cáo Lê Đình Thuần - Nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm
Theo bị cáo Thuần, tại thời điểm ký xét duyệt hồ sơ, tất cả những người được xét tuyển đều có quan hệ thân thiết.
Việc cấp GCN QSDĐ bị cáo không nắm rõ, việc này do các bộ phận chuyên môn làm. Không chỉ có vậy, hồ sơ đất đai đã có từ lâu nên bị cáo không thể nắm bắt được hết.
HĐXX hỏi: Việc bị cáo ký vào văn bản là đúng hay sai?
Bị cáo Thuần trả lời, không cố tình vi phạm pháp luật. Mong HĐXX xử phạt mức nhẹ nhất có thể.
HĐXX nhắc nhở các bị cáo, nếu các bị cáo khai báo thành khẩn thì sẽ được hưởng sự khoan hồng. Không nên quanh co, chối tội.
Theo cáo trạng truy tố, trước năm 1995, UBND xã Đồng Tâm quy hoạch khu vực Rộc Già (thôn Đồng Mít, xã Đồng Tâm) để xây dựng chợ đầu mối nông sản và thông báo cho các hộ kinh doanh ở chợ mua một suất đất với giá 200.000 đồng.
Bà Trần Thị Phóng (vợ của cựu Bí thư Đảng ủy xã) có đơn đề nghị và được UBND xã phê duyệt mua 1 suất.
Đến năm 2002, do UBND xã đo đạc, điều chỉnh lại bản đồ đất thổ cư, suất đất của bà Phóng được chia làm 3. Ngoài bà Phóng có một suất thì Nguyễn Xuân Trường (vợ là Nguyễn Thị Hiền đứng tên) và Nguyễn Thị Mai (em Nguyễn Văn Sơn đứng tên) cũng có phần. Mỗi suất đất này khoảng 240m2.
Năm 2003, suất đất của Nguyễn Xuân Trường được chuyển nhượng với giá 150 triệu đồng cho Lê Đình Dũng.
Năm 2009, khi đo đạc lại bản đồ diện tích toàn xã, suất đất của bà Phóng đã làm hồ sơ cho tặng quyền sử dụng đất cho Nguyễn Trọng Điều, còn suất đất của Nguyễn Văn Sơn thì chuyển tên sở hữu cho em trai là Nguyễn Văn Dung.
Đến năm 2011, 2012, Lê Đình Dũng và Nguyễn Trọng Điều làm hồ sơ quyền sử dụng đất. UBND xã Đồng Tâm mà trực tiếp là Lê Đình Thuần – Chủ tịch UBND xã, và Nguyễn Xuân Trường đã ký xác nhận hồ sơ sử dụng đất hợp pháp trước ngày 15/10/1993 để trình UBND huyện Mỹ Đức cấp sổ đỏ cho hai cá nhân trên. Hiện hai giấy sử dụng đất này đã được thu hồi.
Triển cho rằng, do tin tưởng các cán bộ của xã nên đồng ý và ký vào các văn bản liên quan có trong hồ sơ vụ án. bây giờ mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt
HĐXX hỏi bị cáo Triển: Nghĩ gì về việc đứng trước vành móng ngựa hôm nay.
Trả lời HĐXX, Triển cho rằng do nhận thức, hiểu biết về pháp luật hạn chế nên mong HĐXX đánh giá, xem xét lại.
Theo lời Triển, bị cáo khi tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng của chất độc da cam và con cái bị ảnh hưởng. Bản thân đã nhiều tuổi, sức khỏe yếu. Từ đó bị cáo đề nghị HĐXX xem xét có chính sách khoan hồng cho tất cả các bị cáo.
Nguyễn Tiến Triển – nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm cho rằng, nội dung bản cáo trạng chưa hợp lý.
Kết luận đồng ý chủ trương chia đất cho 10 cán bộ không thu tiền. Đồng ý chủ trương bán đấu giá của UBND huyện.
Theo bị cáo thì việc chia đất có thu tiền vào thời điểm 2007 – 2008. Việc ký vào biên bản chỉ là hoàn tất thủ tục cấp đất chứ không có mục đích gì.
"Do tôi không hiểu biết rõ, lãnh đạo bảo sao thì biết kỹ vậy, thời điểm đó nghĩ việc mình ký là đúng", bị cáo Triể trả lời.
Nguyễn Tiến Triển – nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm |
HĐXX hỏi: Nếu như không phải là Bí thư Đảng ủy thì có được Trường lập danh sách xét duyệt cấp đất hay không? Sau đó, bị cáo không có nhu cầu mới chuyển cho Nguyễn Trọng Điều (cháu của Triển) đứng tên?
Triển cho rằng, theo quyết định thì đất bán cho cán bộ. "Tôi là cán bộ thì được cấp". Bị cáo không sử dụng thì chuyển nhượng cho người khác. Hiện tại mảnh đất giao cho Triển đã được cấp GCN QSDĐ.
Thủ tục cấp GCN thì bị cáo không biết, khi có cáo trạng thì mới biết mảnh đất này đã được cấp. Việc làm thủ tục như thế nào, bị cáo không được tham gia nên không biết.
Theo cáo trạng truy tố, Triển được giao diện tích 158m2. Sau đó, do Điều có nhu cầu mượn để kinh doanh nên Triển bảo con trai sang làm thủ tục, hợp đồng với Điều. |
Bị cáo Bùi Văn Hồng thừa nhận hành vi phạm tội đúng như bản cáo trạng truy tố.
Theo Hồng, sau khi vụ án xảy ra, Hồng đã làm đơn trả lại tài sản cho UBND xã. "Thời điểm ký biên bản do nhận thức kém. Việc bị truy tố bây giờ mới biết sai nên chẳng biết nói thế nào”.
HĐXX hỏi Bùi Văn Dũng về việc ký biên bản hợp thức việc thống nhất của Đảng ủy HĐND và UBND xã về việc chia đất cho 10 cán bộ xã ngày 10/12/2002.
Đức thừa nhận hành vi đúng như truy tố của VKSND huyện Mỹ Đức.Lý giải về hành vi này Dũng cho rằng do không có kiến thức về việc lập hồ sơ đất đai nên tự tìm hiểu và ký vào văn bản.
Ngoài hành vi ký vào biên bản bàn giao đất thì không còn sai phạm nào khác.
HĐXX chuyển sang phần xét hỏi
Trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Văn Đức cho rằng trong cáo trạng còn một số điểm chưa đúng nên mong HĐXX xem xét.
Theo Đức thì việc cáo trạng cho rằng bản thân được biết và đồng ý chủ trương của Đảng ủy, HĐND và UBND xã về chia đất cho một số cán bộ xã là không đúng.
Bản thân bị cáo Đức là cấp dưới, chỉ nghe sự chỉ đạo của cấp trên nên bị cáo không được biết trước việc chia đất này.
Theo HĐXX, bản cáo trạng của VKSND huyện Mỹ Đức xác định, năm 1996, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) có quyết định cấp đất giãn dân số 868. Căn cứ kế hoạch sử dụng đất đã được Đảng ủy, HĐND xã Đồng Tâm duyệt thực hiện, UBND xã Đồng Tâm lập tờ trình xin thu hồi hơn 5.400m2 để giao cho 49 hộ dân làm nhà ở.
Sau khi có quyết định của UBND tỉnh Hà Tây (cũ), UBND xã Đồng Tâm lúc đó do Nguyễn Văn Bột làm Chủ tịch xã và Nguyễn Xuân Trường cán bộ địa chính xã đã trực tiếp thực hiện việc giao đất cho 39/49 hộ với tổng diện tích gần 4.100 m2.
Khoảng 1.300 m2 đất còn lại, UBND xã Đồng Tâm không giao cho 10 hộ dân như tờ trình đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt.
Năm 2002, Nguyễn Văn Bột chuyển công tác, Nguyễn Văn Sơn được bổ nhiệm làm Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm, lúc này, Trường báo cáo về hơn 1300 m2 chưa được giao theo quyết định 868.
Do chuẩn bị có việc đo đạc lại đất thổ cư, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Tiến Triển – Bí thư Đảng ủy xã và Nguyễn Xuân Trường hội ý đồng thời thống nhất chuyển hơn 1300m2 đất cho 10 cán bộ chủ chốt của xã. Mỗi suất đất có mức thu phí 100.000 đồng/m2.
Trong các cán bộ chủ chốt của xã được giao đất gồm có: Nguyễn Tiến Triển – Bí thư Đảng ủy xã, Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND xã, Nguyễn Văn Đức – Phó Chủ tịch UBND xã, Lê Đình Tuyến – Phó Bí thư Đảng ủy xã…
Một số cán bộ lấy tên của người thân trong gia đình để đứng tên người được giao đất.
Năm 2008, do có việc đo đạc lại bản đồ diện tích đất toàn xã Đồng Tâm, để hợp thức hóa việc chia chác số đất trên, Nguyễn Văn Sơn được đề nghị làm Biên bản hội nghị Đảng ủy, HĐND, UBND xã thống nhất việc chia đất cho 10 cán bộ. Thời gian biên bản được lùi lại…6 năm.
HĐXX tiếp tục làm việc.
HĐXX nghỉ giải lao.
VKS công bố bản cáo trạng.
VKS huyện Mỹ Đức truy tố về sai phạm của cán bộ xã trong việc cấp bán đất trái thẩm quyền cho 9 hộ với diện tích 1.652,5m2 thu lợi về ngân sách xã số tiền 21 triệu để ngoài ngân sách xã số tiền 12 triệu.
Cụ thể: Bị cáo Nguyễn Văn Bột – Nguyên Chủ tịch UBNS xã và Nguyễn Xuân Trường – nguyên cán bộ Địa chính xã đã cấp, bán đất trái thẩm quyền cho 2 hộ khu Quán Thá với diện tích 560m2 thu số tiền 7,5 triệu đồng.
Theo đại diện VKS huyện Mỹ Đức, năm 2002 nhân dân xóm 9 thông Đồng Mít, xã Đồng Tâm có nhu cầu xây dựng lại nhà văn hóa cho xóm, do không đủ kinh phí đã đề nghị HĐND xã cho bán 360m2 đất canh tác (quỹ đất 2 do UBND xã quản lý) liền kề với nhà văn hóa xóm 9.
Sau đó, Trường đã trao đổi với Bột và được Bột đồng ý giao cho Trường thực hiện việc bán diện tích đất trên. Lên kế hoạch, Trường bán cho ông Nguyễn Thanh Tặng người xóm 9 diện tích 360m2 và thu về số tiền 2,5 triệu mà không có biên bản giao đất và không có phiếu thu tiền.
Diện tích đất trên, ông Tặng đem chuyển nhượng cho ông Nguyễn Sỹ tức người cùng xóm 9. Sau đó, ông Tức lại cho con trai làm nhà ở nhưng cho đến nay vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ).
Đến tháng 3/2002, ông Nguyễn Văn Khâm và Nguyễn văn Cơ ở xóm 11 có đơn đề nghị UBND xã Đồng Tâm xin mua một mảnh đất ở khu vực Quán Thá và được bị cáo Bột đồng ý cho 2 ông nộp tiền đất ở. Đồng thời Bột giao cho Nguyễn Văn Khang (nguyên kế toán Ngân sách xã Đồng Tâm) viết phiếu thu tiền cho 2 ông Khâm và ông Cơ (mỗi hộ 2,5 triệu).
Các bị cáo đứng nghe VKS công bố cáo trạng. |
Sau đó, trường giao đất cho ông Khâm và ông Cơ tổng diện tích 560m2 thu số tiền 7,5 triệu. Trong đó đưa vào Ngân sách xã 5 triệu để chi thường xuyên. Còn 2,5 triệu Trường khai đã mua cửa cho xóm 9. Kết quả xác minh chỗ ông Nguyễn Văn Tài (Trưởng xóm 9) khai không được bàn giao cửa.
Tại CQĐT, Bột khai nhận việc bán đất trái thẩm quyền cho ông Tặng 360m2 thu 2,5 triệu là do Trường tự bán, tự thu tiền không báo cáo gì. Bột chỉ thừa nhận việc chỉ đạo Khang viết phiếu thu tiền của ông Khâm và ông Cơ với diện tích 100m2/hộ.
Hành vi của bị cáo Nguyễn Văn Sơn – nguyên Chủ tịch UBND xã cùng Trường cấp, giao đất trái thẩm quyền cho 4 hộ với diện tích 723m2, thu vụ lợi 28,5 triệu đồng (trong đó bỏ ngoài Ngân sách xã 15 triệu).
Tháng 7/2003, gia đình ông Lê Đình Vi ở xóm 1A có đơn đề nghị UBND xã cấp một xuất đất để làm nhà ở. Sơn và Trường đã đồng ý việc này nên cấp 200m2 ở Quán Thá cho gia đình ông Vi thu 6 triệu đồng (có phiếu thu).
Quá trình sử dụng đất, ông Vi đã lấn chiếm 50m2 đất công rồi sau đó chuyển nhượng QSDĐ cho ông Nguyễn Văn Thái ở xóm 9 tổng diện tích 150m2 và làm hợp đồng chuyển nhượng cho con trai ông Vi 100m2. Việc này, Sơn và Trường đã ký xác nhận chuyển nhượng trái phép vào hai hợp đồng chuyển nhượng đất của hộ ông Vi (200m2 giao đất trái thẩm quyền – 50m2 lấn chiếm).
Cũng trong tháng 7/2003, Sơn và Trường đã cấp trái phép một xuất đất cho bà Lê Thị Hợp ở xóm 1A diện tích 100m2 ở Quán Thá, thu 4,5 triệu đồng (có phiếu thu). Hiện tại, mảnh đất này vẫn đang để trống và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, cáo trạng cũng xác định, năm 2003 ông Bùi Đức Tính ở Thôn Hoành đấu giá một xuất đất tại khu vực Ao Cáu với diện tích 90m2. Sau khi trúng đấu giá của UBND huyện, UBND xã đã tiến hành giao đất cho ông Tính.
Do diện tích đất được giao liền kề với diện tích đất xen kẹt quỹ đất 2 do UBND xã quản lý, không có lỗi vào nên ông Tính làm đơn đề nghị xã cấp 103m2 diện tích đất xen kẹt này cho ông Tính sử dụng.
Sau đó, Sơn đồng ý kỹ xác nhận đơn và giao cho Trường giao đất cho ông Tính. Đồng thời, Sơn giao cho Nguyễn Mạnh Cường (Kế toán ủy nhiệm thu) thu số tiền 15 triệu bỏ ngoài ngân sách xã. Đến ngày 6/1/2016, Cường đã nộp ngân sách xã thông qua Kho bạc Nhà nước huyện.
HĐXX kiểm tra căn cước các bị cáo.
Bị cáo Nguyễn Xuân Trường là người đầu tiên trả lời HĐXX.
Bị cáo Trường nguyên là cán bộ địa chính xã Đồng Tâm. Gia đình bị cáo có 5 anh chị em, bị can là con thứ 3 trong gia đình.
Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: XUÂN LONG/ Tuổi trẻ |
Sau thời gian hội ý HĐXX tiếp tục vào làm việc. Chủ tọa Bùi Đức Hiệp cho biết, việc Hội đồng định giá theo đúng quy định của pháp luật, khi nào cần thiết sẽ triệu tập thêm.
Việc vắng mặt những người có quyền và nghĩa vụ liên quan không ảnh hưởng đến quá trình xét xử của vụ án nên tiếp tục phiên xử theo đúng trình tự tố tụng.
HĐXX tạm ngưng phiên tòa để vào hội ý.
Theo luật sư bào chữa cho bị cáo Bạch Văn Đông, vắng mặt của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan là không được. Bởi lẽ, có nhiều người không có lời khai tại CQĐT, đồng thời những người này có một số tài liệu liên quan ký vào những văn bản về thiệt hại tài sản trong vụ án.
Đề nghị triệu tập hội đồng định giá về các kết luận định giá trong vụ án về thiệt hại. Đề nghị hoãn phiên tòa.
Đại diện VKS đề nghị tiếp tục phiên tòa. Vì những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình điều tra đã có lời khai. Khi cần thiết HĐXX sẽ công bố lời khai của những người này tại tòa.
Đại diện VKS đề nghị HĐXX tiếp tục làm việc |
Thư ký tòa án báo cáo HĐXX vắng mặt một số người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
Chủ tọa phiên tòa công bố đưa vụ án ra xét xử.
Ông Bùi Đức Hiệp - Phó Chánh án TAND huyện Mỹ Đức làm chủ tọa phiên tòa. |
14 bị cáo có mặt tại tòa. |
Hai bị cáo bị tạm giam được dẫn giải đến tòa.
Thư ký phiên tòa điểm danh, các bị cáo và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đã có mặt tại tòa.
Hàng chục cơ quan báo chí đến đưa tin về phiên tòa.
Theo cáo trạng, 14 bị cáo nguyên là cán bộ xã Đồng Tâm và cán bộ huyện Mỹ Đức bị đưa ra xét xử về 2 tội danh trên. Trong số các bị cáo bị đưa ra xét xử, 10 người từng là cán bộ xã Đồng Tâm và 4 người từng là cán bộ huyện Mỹ Đức.
Tòa án nhân dân huyện Mỹ Đức (Hà Nội). |
Cụ thể, các bị cáo từng là cán bộ xã gồm: Nguyễn Văn Sơn (SN 1958), nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm; Lê Đình Thuần (SN 1956), nguyên Chủ tịch UBND xã; Nguyễn Xuân Trường (SN 1959), nguyên cán bộ địa chính xã; Nguyễn Tiến Triển (SN 1954), nguyên Bí thư Đảng ủy xã; Nguyễn Văn Bột (SN 1955), nguyên Chủ tịch UBND xã; Nguyễn Văn Đức (SN 1965), nguyên Chủ tịch UBND xã; Bùi Văn Dũng (SN 1958), nguyên Trưởng ban Tài chính xã; Bùi Văn Hồng (SN 1958), nguyên Xã đội trưởng; Nguyễn Văn Minh (SN 1960), nguyên Trưởng Công an xã; Nguyễn Văn Khang (SN 1965), nguyên kế toán ngân sách xã.
Các cựu cán bộ huyện Mỹ Đức bị đưa ra xét xử gồm: Phạm Hữu Sách (SN 1965), nguyên Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện; Đinh Văn Dũng (SN 1959), nguyên Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện; Bạch Văn Đông (SN 1974), nguyên Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện; Trần Trung Tấn (SN 1975), cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức.
Liên quan đến vụ án, các bị cáo bị đưa ra xét xử về 2 tội danh: lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo trạng truy tố, từ năm 2002 – 2013, các bị can bị truy tố đều là lãnh đạo, cán bộ của UBND xã Đồng Tâm và một số phòng, ban chuyên môn của UBND huyện Mỹ Đức.
Các bị cáo đã lợi dụng chức quyền, buông lỏng công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai, giao đất trái thẩm quyền cho 29 hộ dân ở xã Đồng Tâm, trục lợi nhiều tỷ đồng.
Ngoài ra, các bị cáo nguyên là cán bộ thuộc Văn phòng đăng ký quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất tại huyện Mỹ Đức (nay thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) bị cáo buộc do không thực hiện đúng trách nhiệm trong việc thẩm định, thẩm tra nguồn gốc đất dẫn đến việc ký xác nhận không có căn cứ.
Nhật Anh
Theo Đời sống & Pháp lý