Xóm chài nghèo mang nghiệp 'cướp cơm' Hà Bá

Xóm chài nhỏ bé Lạc Long (thuộc phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) nằm khiêm nhường bên cửa sông Tam Bạc có gần 50 hộ dân, hầu hết là người dân ngoại tỉnh, dạt về đây làm ăn, theo cái nghiệp "cướp cơm" Hà Bá.

Xóm chài nhiều “không” nhất

Xóm chài Lạc Long được hình thành trên một khúc sông, nằm bên cửa sông Tam Bạc (thuộc phường Minh Khai, quận Hồng Bàng). Đứng từ trên cầu Lạc Long nhìn xuống, xóm chài trông lộn xộn, nhếch nhác với khoảng 50 chiếc thuyền bê tông, thuyền gỗ lố nhố lương tựa vào nhau.

Bằng những sợi dây thừng to gần nửa cổ tay, những con thuyền níu mình vào bờ sông Tam Bạc trở thành “nhà” của những phận đời chìm nổi.

xom chai ngheo mang nghiep cuop com ha ba
Xóm chài hình thành ngay trên sông Tam Bạc.

Bà Phạm Thị Tuyết (48 tuổi), Trưởng xóm chài Lạc Long cho biết, xóm có gần 50 hộ dân với hơn 150 nhân khẩu. Đa số dân chài ở đây là người từ nơi khác tới như: Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh... Sau nhiều năm lênh đênh lưu lạc, họ đã quyết định dừng chân tại bến sông Tam Bạc làm nơi sinh sống. Công việc chính của dân xóm chài này là nghề đánh bắt cá, rồi thêm việc trục vớt tàu bị mắc cạn đưa vào bãi sông để kiếm sống.

Theo bà Tuyết, người dân nơi đây tồn tại, mưu sinh bám trụ tại khúc sông Tam Bạc trên dưới 40 năm đều phải chịu cảnh không hộ khẩu, không chứng minh nhân dân, không thẻ bảo hiểm y tế, không nước sạch…và không biết chữ.

Điển hình như cặp vợ chồng già Lê Văn Sinh (82 tuổi) và Lê Thị Luy (81 tuổi). Hai cụ đều là dân thuyền chài, lênh đênh sông nước hàng chục năm và có với nhau 5 mặt con nhưng vẫn không có hộ khẩu.

“Tôi không có quê, còn ông Sinh gốc xã Trường Thọ, huyện An Lão, TP Hải Phòng. Vợ chồng tôi ở đây gần 50 năm rồi, từ hồi khu này còn là bến tàu khách Hải Phòng - Quảng Ninh. Sống ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng chúng tôi chưa thể làm hộ khẩu để cho các con, cháu có điều kiện học tập và làm việc”, cụ Luy nói.

Hầu hết người trong độ tuổi lao động trong xóm chài Lạc Long đều không biết chữ, lại không có hộ khẩu, chứng minh nhân dân nên rất khó tìm việc làm. Hiện cả xóm chài có khoảng 30 cháu đang trong độ tuổi tiểu học được học văn hóa miễn phí tại Nhà thờ Giáo xứ thành phố. Nhưng đa số các cháu chỉ học được hết tiểu học rồi nghỉ vì gia đình không có tiền để chuyển các cháu lên các trường THCS học tiếp.

xom chai ngheo mang nghiep cuop com ha ba
Cuộc sống của người dân nơi đây thiếu đủ thứ, mọi sinh hoạt đều diễn ra trên sông.

“Người dân không có thẻ bảo hiểm nên những khi đau ốm phải tự lo mọi chi phí khám chữa, điều trị và tiền mua thuốc. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn vì không đủ tiền chữa bệnh nên bị bệnh nặng đành nằm “nhà” chịu chết. Phụ nữ mang thai trong xóm cũng thường tự đỡ đẻ ngay trên thuyền vì không có điều kiện vào viện, trong khi bệnh viện cách đó hơn 1km”, bà Tuyết chia sẻ.

Đặc biệt, những thứ thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày như điện, nước cũng là thứ xa xỉ đối với người dân xóm chài Lạc Long này. Để có nước sinh hoạt, người dân phải đi mua nước, bắc nhờ đường ống từ các nhà dân trên bờ. Điện sinh hoạt cũng mới được kéo về từ cuối năm ngoái.

Những phận đời vớt xác trên sông

Người dân xóm chài Lạc Long không những mưu sinh bằng nghề sông nước, mà họ còn là những người “cướp cơm” Hà Bá để cứu người và vớt xác trên sông. Đã là cư dân xóm chài này thì đều có ít nhất một lần tham gia vớt xác.

Thậm chí, có những người gắn cả đời mình với cái nghiệp không mong muốn ấy. Dù vất vả, dù phải nhận nhiều lời dị nghị, thậm chí là sự “xa lánh” của người đời nhưng họ vẫn không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi đau tận cùng của thân nhân những người xấu số.

Ông Trần Văn Ngợi năm nay 65 tuổi nhưng có tới 50 năm lênh đênh trên sông nước. Gia tài có được của ông là một chiếc thuyền bằng xi măng, mới được cải tạo thành “nhà ở”. Chỉ thế thôi thì gia đình ông Ngợi cũng đã được đánh giá là hơn rất nhiều gia đình cùng xóm khác. Bởi hầu hết những gia đình còn lại họ vẫn sống và mưu sinh trên những chiếc thuyền gỗ cũ.

xom chai ngheo mang nghiep cuop com ha ba
Ông Trần Văn Ngợi có gần 50 năm theo nghiệp "cướp cơm" Hà Bá.

Nói về cái nghề vạn bất đắc dĩ của mình, ông Ngợi chia sẻ: “Mặc dù cùng sống trên sông nhưng người dân vạn chài chúng tôi vẫn mỗi người một nghề. Người thì bán hàng trên thuyền, người thì chở hàng thuê, người chuyên bắt cá tôm… Chỉ có một nghề chung duy nhất là “nghề vớt xác”. Đã là dân vạn chài thì dù muốn hay không vẫn phải dính tới cái nghiệp đó”.

Cũng theo ông Ngợi giải thích thì đó là “nghiệp” chứ không phải là nghề. Bởi lẽ làm việc đó nhiều khi ông và những người vạn chài cùng xóm chẳng có thù lao mà còn mất công, tốn sức và tốn cả chi phí xăng dầu. Biết vậy nhưng họ vẫn không thể không làm.

“Với những gia đình có chút điều kiện, sau khi lo xong hậu sự cho người thân, họ mới quay lại cảm ơn và có chút quà. Nhưng cũng nhiều gia đình nghèo lắm, khi biết về gia cảnh của họ thì dù họ có hậu tạ chúng tôi cũng không nỡ cầm tiền. Lúc đó lại bảo thôi coi như chúng tôi nhận rồi nhưng nhờ ông bà, anh chị cầm về thắp nén nhang cho người xấu số” – ông Ngợi tâm sự.

xom chai ngheo mang nghiep cuop com ha ba
Sống bằng nghề chài lưới, nhưng hễ có người gọi là ông Giang lại lên đường hành "nghề vớt xác"

Những người dân vạn chài như những lính chiến chuyên nghiệp, bất kể đêm tối hay mưa giông hễ có thân nhân người xấu số đến nhờ là họ lại lập tức lên đường.

Ngoài ông Ngợi, ông Lê Văn Giang (55 tuổi) cũng là một trong những người có thâm niên trong “nghề vớt xác”. Theo ông Giang, hầu hết những người tự tử ở đều trong tình trạng rất thê thảm. Người thì dập nát toàn thân, máu chảy ra từ tai, mũi, miệng. Nhiều người khi tìm thấy xác thì cơ thể đã trương phềnh, thậm chí có người bị cá rỉa nham nhở.

“Chúng tôi làm việc này chỉ xuất phát từ cái tâm mà thôi. Có ai giàu được nhờ cái nghề này đâu. Thế mà nhiều người ác khẩu vẫn dè bỉu chúng tôi là kiếm tiền trên xác chết. Có những lúc phải nghe những điều ấy bản thân tôi cũng tự ái lắm, nhiều lúc cũng muốn bỏ nghề nhưng rồi chả hiểu sao cứ có người đến cầu cứu là lại chả nghĩ gì nữa, xách đồ nghề lên đường ngay”, ông Giang chia sẻ.

Không chỉ vớt xác người chết, người dân xóm chài Lạc Long đã ra tay cứu sống không biết bao nhiêu người. Nhiều người may mắn được cứu sống đã quay lại xóm chài nhận ân nhân, đối xử tốt với mọi người và đã biết quý trọng mạng sống của mình. Đó cũng chính là động lực để ông Giang, ông Ngợi và những người dân xóm chài này tiếp tục làm công việc “cướp cơm” từ tay Hà Bá để cứu người.

xom chai ngheo mang nghiep cuop com ha ba Đắk Lắk: Khắc tinh của hà bá trên dòng Sêrêpốk

Hơn 30 năm sinh sống trên dòng sông Sêrêpốk, ông Hiệu được mọi người biết đến với biệt danh “khắc tinh của hà bá”. Chẳng ...

xom chai ngheo mang nghiep cuop com ha ba ‘Hiệp sĩ’ trên sông: (P2): Giữ sinh mạng cho người chưa quen!

Cuộc sống tuy còn nhiều khó khăn nhưng đôi vợ chồng “khắc tinh” của thủy thần vẫn sẵn lòng làm tất cả để giữ gìn sinh ...

xom chai ngheo mang nghiep cuop com ha ba ‘Hiệp sĩ’ trên sông Sài Gòn

​Hơn 40 năm lênh đênh trên sông nước, ông Ba Chúc đã hàng trăm lần cứu sống, vớt thi thể của người xấu số trên ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.