Xuất khẩu sắn và tinh bột sắn sẽ khả quan trong thời gian tới

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Việt Nam sẽ khả quan hơn trong thời gian tới khi trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 15,8% về lượng và tăng 2,4% về trị giá so với cùng kì năm 2019.

Theo ước tính của Cục Xuất nhập khẩu, trong tháng 6, cả nước xuất khẩu được khoảng 160 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 52 triệu USD, giảm 5,9% về lượng và giảm 12,2% về trị giá so với tháng 5.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước đạt 1,38 triệu tấn, trị giá 471 triệu USD, tăng 15,8% về lượng và tăng 2,4% về trị giá so với cùng năm 2019. 

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu tinh bột sắn đạt 868,7 nghìn tấn, trị giá 340,17 triệu USD, tăng 16,8% về lượng và tăng 6,5% về trị giá. 

Giá xuất khẩu bình quân đạt 392 USD/tấn, giảm 8,8% so với cùng năm 2019, chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Malaysia và Đài Loan. 

Mặc dù tồn kho tinh bột sắn tại Thái Lan và Việt Nam giảm mạnh do vào cuối vụ nhưng lượng tinh bột tồn kho tại các cảng khu vực phía Bắc Trung Quốc vẫn còn khá nhiều nên giá xuất khẩu bình quân xuất khẩu vẫn giảm so với cùng năm 2019. 

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 93,2% tổng lượng tinh bột sắn xuất khẩu của cả nước

Sắn lát được xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, IndonesiaMalaysia

Trong đó, xuất khẩu sắn lát sang Trung Quốc chiếm 85,6% tổng lượng sắn lát xuất khẩu với 284,95 nghìn tấn, trị giá 62,62 triệu USD, tăng 153,8% về lượng và tăng 160,6% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân đạt 220 USD/tấn, tăng 2,7% so với cùng năm 2019. 

Cục Xuất nhập khẩu dự báo xuất khẩu sắn lát và tinh bột sắn của Việt Nam sẽ khả quan hơn trong thời gian tới, khi các nhà máy chế biến Trung Quốc hoạt động tăng cường trở lại sau thời gian nghỉ bảo dưỡng. 

Giá xuất khẩu 2 mặt hàng này cũng sẽ tăng dần do nhu cầu mua từ phía Trung Quốc tốt hơn, trong khi nguồn cung nội địa khan hiếm do thời tiết nắng nóng và dịch bệnh. 

Tuy nhiên, trong dài hạn đà tăng trưởng vẫn bị hạn chế bởi giá ngô thế giới hiện bán ra ở mức thấp, cùng với tỉ giá đồng Nhân dân tệ khó dự đoán trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa leo thang.

chọn
Cận cảnh cầu vượt đường sắt nối nút giao Liêm Tuyền - QL1A ở Phủ Lý, Hà Nam đang xây dựng
Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam kết nối đường Lê Duẩn với QL 1A và cầu Châu Sơn ở TP Phủ Lý, Hà Nam nhằm loại bỏ xung đột giao thông giữa đường sắt quốc gia với đường bộ.