Xuất khẩu xơ, sợi lo phụ thuộc Trung Quốc

Hơn 53% tổng sản lượng nhóm hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc, nhưng dự báo sẽ chững lại và thừa hàng trong vài năm tới khi thị trường này cắt giảm nhập khẩu.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, nhóm hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam đã có mặt tại 18 quốc gia và đạt kim ngạch xuất khẩu 1,3 tỷ USD trong nửa đầu năm 2016. Trong đó, thị trường Trung Quốc đóng góp 721 triệu USD và tăng liên tục hơn 20% so với cùng kỳ những năm trước.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi, chỉ số phát triển này không bền vững do cơ cấu ngành dệt may Trung Quốc đang biến động mạnh, trong khi doanh nghiệp Việt Nam lại phụ thuộc nhiều vào thị trường này. Hiện chính phủ Trung Quốc đang áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ về chi phí đầu tư và lương nhân công để phát triển ngành kéo sợi tại đặc khu kinh tế Tân Cương. Dự kiến đến năm 2018, số lượng cọc sợi tại đây tăng lên 20 triệu, gấp 3 lần quy mô sản xuất của Việt Nam nên nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm mạnh.

Ông Tuấn cho biết, ngoài nguy cơ về mất thị trường xuất khẩu trọng điểm trong vài năm tới, nhóm hàng xơ, sợi dệt cũng đang đối diện nhiều thách thức khác. Lợi thế của doanh nghiệp khi cạnh tranh với hai quốc gia nổi tiếng về sản phẩm sợi là Ấn Độ và Pakistan ngày càng bị thu hẹp. Cụ thể, do tham gia Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc nên sợi nhập khẩu được hưởng thuế suất 0%, trong khi hai đối thủ trực tiếp chịu mức 3-5%, nhưng bù lại giá sợi của Việt Nam liên tục giảm sâu.

Bên cạnh đó, mặt hàng sợi pha cotton và polyester bị Thổ Nhĩ Kỳ, từng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, áp thuế chống bán phá giá gần 30% cũng khiến nhiều doanh nghiệp lao đao.

xuat khau xo soi lo phu thuoc trung quoc
Doanh nghiệp xuất khẩu xơ sợi Việt Nam lo quá phụ thuộc thị trường Trung Quốc.

Theo ông Vương Đức Anh, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tuy xuất khẩu khó khăn nhưng thị trường nội địa đang trỗi dậy mạnh mẽ là cơ hội lớn cho doanh nghiệp, đặc biệt khi quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” trong sản phẩm dệt may xuất khẩu sang những nước tham gia Hiệp định TPP có hiệu lực. Hiện chỉ một lượng nhỏ sợi được giữ lại để sản xuất 2,8 tỷ mét vải mỗi năm, trong khi nhu cầu lên đến 6,5 tỷ mét và nhiều khả năng tăng cao.

“Việc chuyển hướng doanh nghiệp từ hình thức gia công sang tự chủ nguyên liệu, sản xuất trọn gói kèm thiết kế có thể xem là xu thế phát triển tất yếu của ngành dệt may”, ông Vương Đức Anh nhận định.

Trao đổi với VnExpress, một số doanh nghiệp đã tính đến việc chuyển hướng tiêu thụ, chú trọng thị trường trong nước hoặc phát triển dệt thành vải để tránh phụ thuộc vào xuất khẩu.

Bà Phạm Minh Hương, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cho biết mục tiêu của đơn vị này thời gian tới sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 12% mỗi năm, trong khi đó doanh thu nội địa phải từ 15 đến 20%. Đồng thời, Vinatex bắt đầu quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nay đến năm 2020 theo hướng giảm gia công từ 60% xuống 20%, tăng tỉ lệ sản xuất trọn gói và thiết kế từ 2% lên 20%.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.