Cây nha đam (hay còn gọi là lô hội) có tên khoa học là Aloe Vera, là một loài thực vật có nguồn gốc từ Bắc Phi, được trồng và phân bố rộng rãi trên thế giới, nhất là các nước ở vùng nhiệt đới.
Cây có gốc và thân rất ngắn, rất dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh và có khả năng thích nghi với môi trường sống khá cao, có khả năng phục hồi và tái sinh mạnh mẽ.
Hoa của nha đam có màu đỏ hoặc vàng, thường mọc ra từ khe lá, khi nở rủ xuống và kết thành hình pháo hoa đẹp mắt. Nha đam thường cần 3 - 4 năm để đạt kích thước tối đa khi trưởng thành, có thể cao khoảng 30 - 60cm và nở hoa vào cuối Xuân hoặc đầu Hè.
Aloe Vera thích ánh sáng nhưng cần tránh ánh nắng quá mạnh vì có thể gây cháy lá. Nó cũng có khả năng chịu hạn tốt. Tuy nhiên, cây dễ bị chột khi tích nước quá nhiều trong mùa mưa hoặc khi tưới quá nhiều nước. Đặc biệt, giống cây này sợ sương lạnh, nhiệt độ dưới 5 độ C sẽ làm cây ngừng sinh trưởng.
Thực tế, cây nha đam có nhiều công dụng quan trọng trong lĩnh vực y tế, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Cụ thể:
- Trong chăm sóc sắc đẹp: nha đam còn có tác dụng làm đẹp, chống lão hóa, kháng viêm, sát khuẩn và giảm đau.
- Trong Y khoa: Theo Đông Y, cây Nha Đam có vị đắng, tính mát và quy kinh vào Can, Vị và Đại Đường. Tác dụng chủ yếu của nó là thanh nhiệt, thông tiện, chữa nóng gan, tiểu nhi cam tích phong kinh phong và giảm độc ba đậu. Trong Y học hiện đại, cây này được sử dụng để chữa bỏng, làm dịu vết thương, chữa bệnh dạ dày, các bệnh về khớp, ngăn ngừa tiểu đường và cao huyết áp.
- Trong chế biến món ăn: Phần thịt trong lá cây nha đam có thể dùng để chế biến các món ăn tươi mát như chè, sữa chua hoặc làm topping cho các món trà sữa, trà chanh, trà tắc, nước ép,… Ngoài ra, loại cây này còn được sử dụng làm chất đông kết cho nhiều món ăn khác.
- Trang trí và làm sạch không khí: Với hình dáng độc đáo và đẹp mắt, cây thường được trồng trong chậu để trang trí bàn làm việc, bàn trà hoặc trồng trong giếng trời, ban công, sân thượng, bồn hoa,… Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng hấp thu và loại bỏ các chất độc hại trong không khí như fomandehit, benzen,… giúp giải phóng oxi cho không gian sống thêm trong lành.
Theo phong thủy nhà ở, trồng cây nha đam trong nhà sẽ mang lại tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Nó có sức sống mạnh mẽ, giúp sản sinh ra sự may mắn và giữ cho không gian xung quanh nhà luôn tràn đầy sức sống, hỗ trợ cho công việc kinh doanh và phát triển cá nhân.
Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên trồng một chậu cây nha đam nhỏ trong phòng ngủ để mang lại giấc ngủ ngon. Cây xanh này giúp giải tỏa căng thẳng và áp lực trong công việc nên có thể đặt một chậu cây trên bàn làm việc để tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu.
Thuyết Ngũ hành cho biết, cây nha đam thuộc mệnh Mộc tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng, mang đến vượng khí cho mọi thành viên trong nhà. Khi cây nở hoa, đó là điềm báo cho gia đình có những điều tốt đẹp và công việc phát triển đạt được thành quả xứng đáng.
Theo phong thủy, cây nha đam toàn thân màu xanh lá cây nên thuộc mệnh Mộc. Do vậy, những người mệnh Mộc cực kỳ phù hợp trồng loại cây này do quan hệ tương hợp trong quy luật ngũ hành. Tương tự, khi chiếu theo quy luật này thì Mộc sinh Hỏa nên người mệnh Hỏa cũng phù để trồng cây nha đam trong nhà.
Theo đó, cây nha đam sẽ hợp với những người mệnh Mộc sinh năm 1958 - 1959, 1972 - 1973, 1988 - 1989, 2002 - 2003,... và những người mệnh Hỏa sinh năm 1956 - 1957, 1964 - 1965, 1978 - 1979, 1986 - 1987, 1994 - 1995,...
Trồng cây nha đam trong nhà có thể là một sự lựa chọn tốt để bảo vệ sức khỏe gia đình và mang lại yếu tố phong thủy hài hòa cho ngôi nhà của mình. Song, bạn cần lưu ý những điều quan trọng sau đây để giúp cây phát triển và tránh rước tai họa vào nhà:
- Chọn chậu phù hợp: Chọn chậu có lỗ thoát nước để tránh làm đọng nước gây mục rữa cho cây. Chậu nên có đủ kích thước để cung cấp không gian cho cây phát triển và đủ nặng để tránh cây bị đổ khi cao và to hơn.
- Chất đất phù hợp: Sử dụng chất đất có khả năng thoát nước tốt, chẳng hạn như chất đất cho cây xương rồng hoặc succulent. Có thể thêm cát hoặc perlite để tăng tính thoát nước.
- Ánh sáng: Nha đam cần nhiều ánh sáng. Đặt cây ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp trong ít nhất 6 tiếng mỗi ngày. Nếu không có đủ ánh sáng tự nhiên, bạn có thể sử dụng đèn phát sáng tự nhiên để bổ sung.
- Nhiệt độ: Nha đam thích nhiệt độ ấm, khoảng 20-30°C là lý tưởng. Tránh đặt cây nơi có gió lạnh hoặc nhiệt độ quá thấp.
- Tưới nước đúng cách: Hãy tưới nước khi đất trở nên khô khoáng. Tránh làm đọng nước ở đáy chậu, vì điều này có thể gây mục rữa cho cây. Cây nha đam là loài xerophyte, nên chúng có khả năng lưu trữ nước trong lá.
- Chăm sóc lá: Thỉnh thoảng, lau sạch bụi bẩn hoặc cặn bã nhờ một tờ vải ẩm.
- Kiểm tra bệnh và sâu bệnh: Theo dõi cây để phát hiện sớm các dấu hiệu của sâu bệnh hoặc bệnh cây và xử lý chúng nhanh chóng nếu cần.