Yêu cầu đặc biệt của vị khách trong nhà nghỉ với nhân viên 115

"Vào phòng, tôi hoảng hồn vì trước mặt là người đàn ông ở trần, xung quanh quần áo, đồ lót phụ nữ vương vãi. Dưới sàn nhà, vỏ lon bia và đồ ăn ngập ngụa... ", nhân viên cấp cứu 115 kể lại.

Chị Nguyễn Thị Hường (SN 1991, y sĩ, Trung tâm cấp cứu 115 TP Hà Nội) cho biết, 4 năm trong nghề cấp cứu, vận chuyển người bệnh giúp chị chứng kiến nhiều câu chuyện xúc động. Tuy nhiên cũng không ít lần chị rơi vào cảnh dở khóc dở cười vì gặp phải khách hàng đặc biệt.

yeu cau dac biet cua vi khach trong nha nghi voi nhan vien 115

Chị Hường ngoài nhiệm vụ cấp cứu còn kiêm thêm công việc trực tổng đài điều hành xe cấp cứu 115 (Ảnh: Nhật Linh)

Chị Hường vẫn nhớ như in lần chị cùng đồng nghiệp đến cấp cứu cho bệnh nhân thuê nhà nghỉ ở đường Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội).

Người gọi lên tổng đài là một người phụ nữ, với giọng nói gấp gáp, chị ta cho biết người nhà bị khó thở, cơ thể tím tái. Nhận thông tin, chị Hường và đồng nghiệp vội vàng tìm đến địa chỉ được cung cấp.

“Thời điểm đó rơi vào dịp cận Tết nên lưu lượng phương tiện xe cộ tăng cao, giao thông tắc nghẽn. Các tuyến đường ngắn nhất đến Hoàng Cầu đều kẹt cứng xe. Tài xế đành điều khiển xe đi đường vòng, tuy xa hơn nhưng đường thông thoáng, xe cấp cứu mới tiếp cận được địa điểm sớm nhất”, chị Hường nói.

yeu cau dac biet cua vi khach trong nha nghi voi nhan vien 115

Nữ y sĩ sinh năm 1991 thuộc Trung tâm cấp cứu 115 TP Hà Nội (Ảnh: Nhật Linh)

Nữ y sĩ kể tiếp: “Khi ekip đưa băng ca và đồ nghề y tế vào nhà nghỉ, một người phụ nữ tầm 35 tuổi hớt hải chạy từ trên lầu xuống, đưa chúng tôi lên tầng 5 nơi bạn chị ta nằm.

Vào phòng, tôi hoảng hồn vì mùi ngai ngái của thuốc lá quyện với mùi bia sộc thẳng vào mũi... Trước mặt là người đàn ông gương mặt nhợt nhạt, nhân viên y tế lay gọi không có phản hồi.

Qua kiểm tra ban đầu, người đàn ông bị trụy tim. Sau một hồi sơ cứu, anh ta mới bắt đầu thở bình thường được. Chúng tôi bảo đưa bệnh nhân vào viện ngay.

Tuy nhiên, người phụ nữ lắc đầu từ chối. Chị Hường phân tích tình trạng nguy hiểm của bệnh nhân, nếu không vào viện, người đàn ông có thể tử vong, chị này mới đồng ý cho nhân viên vận chuyển bệnh nhân đi”.

Đến bệnh viện, bác sĩ hỏi thông tin khai vào hồ sơ bệnh án, người phụ nữ gượng gạo nói mình là bạn, cần thông tin thì đợi người nhà đến hỏi.

Chưa hết, đến khi thanh toán tiền xe cấp cứu người phụ nữ này nói để quên ví ở nhà nghỉ, bảo ekip đợi một lúc, chị về đó lấy ví rồi quay lại.

Thế nhưng, chị Hường và đồng nghiệp đợi gần 1 tiếng trôi qua cũng không thấy bóng dáng người phụ nữ kia đâu. Liên hệ với số điện thoại nhà nghì thì lễ tân cho biết, chị ta đã trả phòng và rời khỏi đó rồi.

Lúc này chị Hường biết gặp phải khách hàng "củ chuối", bùng tiền nên đành bảo mọi người về trước, còn mình ở lại xem bệnh nhân ra sao.

Được đưa vào viện cấp cứu kịp thời, người đàn ông dần hồi tỉnh, có thể nói chuyện bình thường.

Anh ta cho chị Hường biết, mình là lái xe taxi, 38 tuổi, đã có gia đình, còn người phụ nữ kia vốn sinh sống một tỉnh miền núi phía Bắc, là mối tình “ngoài luồng”, anh gặp trong những lần anh chở khách lên đó.

Gần Tết, người tình xuống Hà Nội lấy hàng bán, anh và chị ta tranh thủ gặp gỡ.

Anh đưa người tình đi thuê phòng nghỉ, sau khi hàn huyên tâm sự, ăn uống với nhau thì anh bất ngờ lên cơn khó thở, tức ngực rồi ngất đi...

“Tài xế taxi tỏ ra lo âu, nhờ tôi gọi điện cho vợ lên bệnh viện để thanh toán viện phí. Anh ta dặn đi dặn lại tôi đừng nói gì với vợ. Vợ có hỏi thì bảo anh bị ngất ngoài đường. Anh ta còn tự hứa sẽ cắt đứt với nhân tình kia để chuyên tâm lo cho gia đình, vì sự cố hôm nay khiến anh ta quá xấu hổ hổ rồi...

Tình huống khó xử nên tôi thật lòng cũng không biết làm sao ngoài việc làm theo lời anh ta dặn. Nhưng cùng là phụ nữ với nhau, tôi chua chát nghĩ, vợ anh ta biết được sự thật chắc sẽ đau lòng lắm” - Chị Hường nói.

Lần khác, chị Hường và ekip của mình cũng gặp phải tình huống dở khóc dở cười. Theo lệnh điều động từ tổng đài, xe cấp cứu di chuyển đến khu vực phố cổ. Địa chỉ được cung cấp là một căn nhà sang trọng, to lớn.

Ông chủ nhà cho biết, vị khách đến chơi rồi lên cơn đau dạ dày. Người đàn ông giàu có đề nghị nhân viên cấp cứu đưa bạn mình vào viện.

Khi vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện, người đàn ông giàu có nói mình quên mang tiền. Ông ta nhờ nhân viên cấp cứu chở giúp về nhà lấy tiền thanh toán. Thấy tiện đường về Trung tâm nên các nhân viên cấp cứu đồng ý...

Đến đầu ngõ, người đàn ông này nhắn chị Hường đợi khoảng 5 phút sẽ quay ra. Nhưng xe cấp cứu chờ đợi 15 phút vẫn không thấy bóng dáng vị đại gia kia đâu.

Chị Hường vào bấm chuông, gọi cửa, chỉ có bà giúp việc ra và thông báo nhà không có ai, ông chủ đi vắng. Lúc này, các nhân viên 115 đành cho xe quay về.

“Theo quy định, sau khi được cấp cứu và vận chuyển đến bệnh viện, trên cơ sở khoảng cách từ nơi xe cấp cứu xuất phát đến địa điểm cấp cứu, gia đình người bệnh chỉ nộp một phần phí (khoản thu rất nhỏ). Ngoài ra nạn nhân và người nhà không phải trả bất kỳ khoản nào khác.

Như trường hợp vận chuyển bệnh nhân bị đau dạ dày kể trên, chi phí chỉ khoảng 80 nghìn đồng nhưng chúng tôi vẫn thường xuyên bị “bùng tiền”, nhân viên cấp cứu 115 nói.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.