10 điểm đến nổi tiếng cấm du khách chụp ảnh

Chụp ảnh là một trong những hoạt động không thể thiếu khi đi du lịch. Tuy nhiên, những điểm tham quan này lại cấm du khách chụp hình.
10 diem den noi tieng cam du khach chup anh
Nằm ở khu vực trung tâm của Quận 1, chợ Bến Thành đã trở thành một biểu tượng của Sài Gòn. Không chỉ thuần túy là nơi buôn bán, gần một trăm năm qua ngôi chợ này đã trở thành một chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố. Và hễ nhắc đến Sài Gòn, một trong những điểm đến được nhiều người nghĩ ngay đến chính là khu chợ đặc biệt này.
10 diem den noi tieng cam du khach chup anh
Bên trong lăng Taj Mahal, Agra, Ấn Độ: Bạn có thể thoải mái chụp ảnh bên ngoài công trình biểu tượng của tình yêu này. Tuy nhiên, việc ghi lại hình ảnh bên trong lăng mộ bị coi là thiếu tôn trọng. Nơi này có quy định nghiêm ngặt về những chỗ bạn được phép chụp trong lăng, bảo vệ cũng sẽ kiểm tra xem bạn có lén phá luật hay không. Ảnh: MTP.
10 diem den noi tieng cam du khach chup anh
Tượng David của Michelangelo, Florence, Italy: Du khách được chiêm ngưỡng tác phẩm này ở khoảng cách gần. Tuy nhiên, nếu đeo máy ảnh ở cổ, bạn sẽ thấy bảo vệ thường xuyên kêu lên “No photo” (Không chụp ảnh). Ảnh: ItalyGuides.
10 diem den noi tieng cam du khach chup anh
Kho Jewel House, London, Anh: Không ai được phép chụp ảnh các món đồ trang sức nằm trong kính chống bom ở Tháp London. Du khách được giám sát bởi các lính canh và hơn 100 máy quay an ninh, do đó bạn không nên làm gì dại dột. Ảnh: ArchitectureIMG.
10 diem den noi tieng cam du khach chup anh
Nhà nguyện Sistine, Vatican: Việc cấm quay phim chụp ảnh trong nhà nguyện Sistine không chỉ là vì vấn đề tôn giáo. Lý do khác là Tập đoàn truyền hình Nippon của Nhật Bản tài trợ chi phí phục chế các tác phẩm nghệ thuật từ 20 năm trước và được độc quyền quay và chụp ảnh trong nhà nguyện. Hiện tại, lệnh cấm vẫn được áp dụng trong khi dự án phục chế trị giá 4,2 triệu USD đã kết thúc. Ảnh: Mustseeplaces.
10 diem den noi tieng cam du khach chup anh
Tảng Ayers, công viên quốc gia Uluru-Kata Tjuta, Australia: Đây là một trong những địa danh nổi tiếng nhất Australia. Tuy nhiên, du khách không được phép chụp ảnh tảng Ayers và sử dụng cho mục đích thương mại. Bạn có thể chụp bằng điện thoại làm kỷ niệm, nhưng cần xin phép trước khi chụp bằng thiết bị chuyên nghiệp. Ảnh: Uluru.
10 diem den noi tieng cam du khach chup anh
Thung lũng Các vị vua, Luxor, Ai Cập: Bất cứ ai vào trong những lăng mộ và tượng đài nổi tiếng này đều bị khám xét kỹ. Nếu lén đem máy ảnh vào và chụp bên trong, bạn có thể bị phạt tới 115 USD. Ảnh: Telegraph.
10 diem den noi tieng cam du khach chup anh
Golden Gai, Shinjuku, Tokyo, Nhật Bản: Mạng lưới ngõ ngách đan xen này có tới 290 quán bar, một số chỉ có 6 ghế. Đây là nơi lý tưởng để bạn trải nghiệm một đêm sôi động ở Tokyo. Tuy nhiên, du khách không được phép chụp ảnh các con ngõ ở đây theo luật lệ từ thời nơi này còn có nhiều gái bán hoa. Ảnh: Tokyo Cheapo.
10 diem den noi tieng cam du khach chup anh
Điện Westminster, London, Anh: Công giáo tin rằng việc chụp ảnh sẽ gây xao lãng và làm mất sự toàn vẹn của tòa nhà này. Ảnh: The Gospel Coalition Blogs.
10 diem den noi tieng cam du khach chup anh
Thư viện ở Tu viện St. Gall, Saint Gallen, Thụy Sĩ: Được thành lập năm 719, đây là một trong những thư viện cổ nhất thế giới, nơi lưu trữ các bản thảo từ trước năm 1000. Bảo vệ không cho du khách mang máy ảnh vào bên trong. Đồng thời, bạn phải đi giày mềm để tránh làm hư hại sàn nhà. Ảnh: The Educated Traveller.

'ĐỌC NGAY'

10 diem den noi tieng cam du khach chup anh Hà Nội nằm trong top những điểm đến hợp xu hướng nhất của năm
10 diem den noi tieng cam du khach chup anh Điều gì khiến thành phố Charleston trở thành điểm đến lý tưởng nhất của Mỹ
10 diem den noi tieng cam du khach chup anh Du lịch từ trang sách đến đời thực
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.