Theo Kailey Wright, công trình xanh (còn được gọi là công trình xanh hoặc công trình bền vững) đề cập đến cả cấu trúc và ứng dụng của các qui trình có "trách nhiệm với môi trường" và "tiết kiệm tài nguyên" trong suốt vòng đời của tòa nhà: từ quy hoạch đến thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì, cải tạo, và phá dỡ. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của nhà thầu, kiến trúc sư, kĩ sư và khách hàng ở tất cả các giai đoạn dự án. Thực tiễn Công trình Xanh mở rộng và bổ sung cho các mối quan tâm thiết kế một tòa nhà cổ điển về kinh tế, tiện ích, độ bền và sự thoải mái.
Một tòa nhà xanh lí tưởng sẽ là một dự án xây dựng cho phép bạn bảo tồn hầu hết môi trường tự nhiên xung quanh khu vực dự án, trong khi vẫn có thể xây dựng một tòa nhà mà vẫn phục vụ đúng mục đích của nó. Và nó sẽ không phá vỡ sự cân bằng đất, nước, tài nguyên và năng lượng trong và xung quanh tòa nhà. Đây là định nghĩa thực tế của một tòa nhà xanh.
Với một đất nước đang có tốc độ phát triển nhanh như Việt Nam, chúng ta cần bắt đầu quan tâm thuật ngữ "xanh", "bền vững" trong tiêu chuẩn xây dựng để gìn giữ cho thế hệ mai sau. Tuy chi phí xây dựng một công trình xanh có thể cao hơn 1,8-2% so với những công trình bình thường khác, nhưng lợi ích mà nó đem lại hiện tại và tương lai thì vô cùng to lớn.
Dưới đây là 10 công trình xanh độc đáo nhất thế giới rất đáng để học tập vì thiết kế thông minh và tiết kiệm năng lượng của chúng.
Siemens, một trong những công ty hàng đầu tại Anh đã xây dựng The Crytals, một địa điểm bền vững ở đô thị thu hút hàng ngàn du khách mỗi năm. Bên cạnh cấu trúc thiết kế nổi bật, The Crystal là một trong những tòa nhà xanh nhất từng được xây dựng.
Tòa nhà này sử dụng ánh sáng tự nhiên, nghĩa là lợi dụng toàn bộ ánh sáng của ban ngày. Nó cũng sử dụng công nghệ chiếu sáng thông minh, trong đó điện chủ yếu được cung cấp bởi các tấm pin mặt trời quang điện, tòa nhà được chiếu sáng bằng sự tích hợp của đèn LED và đèn huỳnh quang được bật hay tắt tùy thuộc vào phần lớn ánh sáng ban ngày.
Một tính năng thú vị khác của The Crystal là tính năng "thu hoạch nước mưa" và "tái chế nước đen" (nước chứa chất thải của động vật, con người hoặc chất thải thực phẩm). Mái nhà của tòa nhà hoạt động như một bộ máy thu hoạch nước mưa, trong khi nước thải thì được xử lí, sau đó nước tái chế sẽ được lọc và chuyển thành nước uống.
Người Úc một lần nữa đã chứng minh rằng họ đang dẫn đầu thế giới trong việc tiến tới sự phát triển bền vững. Tòa nhà Pixel ở Melbourne là nơi trưng bày những gì mà nước Úc có khả năng làm được. Tòa nhà đầu tiên từng đạt được số điểm Ngôi sao xanh hoàn hảo, nó đã mở đường cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng bền vững trên toàn nước Úc.
Điều làm cho Tòa nhà Pixel nổi bật là nó không có các-bon 100%, điều đó có nghĩa là các-bon được sản xuất hàng năm khi vận hành tòa nhà được bù đắp bằng năng lượng tái tạo. Tòa nhà cũng tự hào về một phương pháp có hệ thống gọi là "tính trung lập các-bon". Quá trình này cho phép bù đắp các-bon có trong các vật liệu được sử dụng trong việc xây dựng tòa nhà.
Dubai đang dần chinh phục thế giới. Đây là "cái nôi" của các kỉ lục thế giới như Tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới, màn bắn pháo hoa lớn nhất thế giới và nhiều điều tương tự khác. Năm 2013, Dubai đã giới thiệu The Change Initiative, một tòa nhà thương mại đã nhận được 107/110 điểm, khiến nó trở thành tòa nhà bền vững nhất trên thế giới. Tòa nhà này đã phá vỡ kỉ lục của Tòa nhà Pixel, Úc (105 điểm).
Năm 2013, Trung tâm Bullitt, Seattle, Hoa Kỳ, một tòa nhà văn phòng sáu tầng được coi là một trong những tòa nhà xanh và bền vững nhất thế giới. Trung tâm Bullitt là một khái niệm được hình thành bởi chủ tịch Quỹ Bullitt, Denis Hayes. Tòa nhà được thiết kế có tuổi thọ lí tưởng là 250 năm.
Tòa nhà bền vững này cũng được xây dựng để trung hòa các-bon và năng lượng. Nó cũng có hệ thống xử lí nước và nước thải tự cung cấp cho phép tòa nhà độc lập với hệ thống nước và nước thải đô thị. Bên cạnh đó, trung tâm Bullitt cũng sử dụng các tấm quang điện để tạo ra điện.
Được coi là một điểm thu hút hàng đầu ở Fukuoka, ACROS Fukuoka Foundation Building được khai trương vào tháng 4/1995 và được coi là một ví dụ điển hình cho sự hợp nhất hoàn hảo của cây cối tự nhiên và lối kiến trúc thường được gọi là kiến trúc sinh thái.
Điều làm cho tòa nhà này trở nên bền vững là trong thiết kế của nó có một cái sảnh khổng lồ, đắm chìm toàn bộ không gian với ánh sáng tự nhiên, do đó tiết kiệm rất nhiều từ việc tiêu thụ năng lượng.
Điểm đặc biệt của tòa nhà này là thiết kế hệ thống thoát nước, tương tự như một ngọn núi. Phương pháp này cho phép việc tưới tiêu tự nhiên diễn ra khi nước chảy từ đỉnh tòa nhà và tiếp tục tưới cho thảm thực vật xung quanh trên đường nó đi xuống.
Người Mỹ cũng là những người đi đầu trong việc xây dựng các tòa nhà xanh, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi họ đưa mọi thứ lên một tầm cao khi xây dựng Trung tâm cảnh quan bền vững của Phipps (CSL) ở Pittsburgh. Tòa nhà này sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau như năng lượng mặt trời, gió và địa nhiệt.
Tòa nhà CSL cũng được biết là đang áp dụng "net-zero water", điều đó có nghĩa là nước thải được tái chế trong khi nước mưa được thu hoạch để tòa nhà không còn phụ thuộc vào nguồn nước của thành phố nữa. Điều này rất hiệu quả đối với CSL vì tất cả các hoạt động của tòa nhà chạy trơn tru bao gồm cả hệ thống ống nước của nó.
CSL cũng có một mái nhà xanh, nơi du khách có thể đi bộ trong khu vườn xanh mát trên sân thượng khi lối đi của nó trồng đầy những cây lá tươi tốt.
Đền Wat Pa Maha Chedi Kaew còn được gọi là Đền triệu chai ở Thái Lan, là một nơi thờ Phật hiện đại nằm ở Khun Han, Sisaket. Bạn có thực sự tin rằng ngôi đền này được tạo nên bởi hơn 1 triệu chai bia rỗng?
Các nhà sư đã chủ động tham gia vào chiến dịch hành động xanh đầu năm 1984 khi việc xây dựng bắt đầu. Cho đến bây giờ, ngôi đền này, bao gồm phòng hỏa táng và phòng thư giãn được xây dựng bằng sự kết hợp các chai bia Heineken màu xanh lá cây và các chai bia Chang của địa phương có màu nâu.
Trung tâm thương mại thế giới Bahrain (BWTC) là một tòa tháp đôi gồm 50 tầng, được xây dựng vào năm 2008 bởi công ty kiến trúc nổi tiếng thế giới Atkins. BWTC chuẩn bị chinh phục thế giới vì đây là tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới đã kết hợp các tua-bin gió vào bản thiết kế.
Hai tòa tháp được kết nối với nhau bằng 3 cây cầu trên bầu trời, mỗi cây cầu đang giữ tua-bin gió 225 kW. Những tua-bin này cung cấp tới 15% năng lượng tháp đôi cần, nói cách khác, nó giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng của tòa nhà và thải các-bon.
Được biết đến là một quốc gia mạnh mẽ và được coi là thành phố đắt đỏ nhất thế giới, Singapore cũng là một nước ủng hộ việc xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững. Bệnh viện Khoo Teck Puat là một ví dụ về môi trường xanh được tạo ra một cách có ý thức, thích hợp là một môi trường chữa lành cho bệnh nhân.
Tổ hợp bệnh viện này cũng sử dụng hệ thống làm ấm nước bằng năng lượng mặt trời và các phương pháp tiết kiệm năng lượng khác, do đó làm cho tòa nhà tiết kiệm năng lượng hơn 27% so với các bệnh viện thông thường. Các tấm pin mặt trời được sử dụng để biến năng lượng mặt trời thành điện năng, trong khi hệ thống nhiệt mặt trời cung cấp nước nóng cho nhu cầu của bệnh viện.
Thư viện công cộng Đài Bắc chi nhánh Beitou là một tòa nhà thân thiện với môi trường, tòa nhà đầu tiên tại Đài Loan đủ điều kiện xếp hạng kim cương cao nhất theo hệ thống chứng nhận EEWH của Chính phủ.
Thư viện công cộng sử dụng các cửa sổ lớn để giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Hầu như tất cả các cửa sổ được mở rộng để giảm thiểu việc sử dụng quạt và máy điều hòa không khí.
Một phần của mái nhà cũng được bao phủ bởi các tế bào quang điện trực tiếp chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng. Tiếp đó, thư viện cũng thu hoạch lượng nước mưa để tiết kiệm nước. Mái nhà của thư viện được thiết kế để hứng nước mưa và lưu trữ để sử dụng trong nhà vệ sinh của thư viện.