12 năm đầu tư, vốn tăng gần 3 lần, tuyến metro đầu tiên ở Sài Gòn hiện nay ra sao?

Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên triển khai từ năm 2006, dự kiến đưa vào khai thác năm 2018. Nhưng, sau 12 năm, dự án mới hoàn thành 56% khối lượng thi công. Ngày 16/11, Đại sứ Nhật Bản đã gửi thư cảnh báo phải dừng. Đây là công trình người dân TP HCM chờ đợi hơn một thập kỉ qua.

Tại Hội thảo quy hoạch đô thị TP HCM – thực tiễn và cơ hội đầu tư sáng 30/10, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP HCM, chia sẻ Metro số 1 đang triển khai bình thường, thành phố đủ sức làm và hoàn thành dự án, đang chờ ý kiến Trung ương về chấp thuận tăng mức đầu tư.

Ông Tuyến khẳng định: “Thành phố đã kí quyết định vay có sẵn với Nhật Bản, 35.000 tỉ đồng đã sẵn sàng, chờ các cấp thẩm quyền gật đầu thì chúng ta có vốn đó. Tuy nhiên mới đây, bức thư cảnh báo về việc dừng dự án của Đại sứ Nhật Bản khiến số phận của tuyến đường sắt đô thị này trở nên trắc trở hơn".

Đội vốn gần 3 lần

Năm 2006, tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên chính thức triển khai. Dự án do Cục Đường sắt Việt Nam - Bộ GTVT làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần tư vấn thiết kế GTVT phía nam (Tedi South) là đơn vị được giao lập dự án.

12 nam dau tu von tang gan 3 lan tuyen metro dau tien o sai gon hien nay ra sao
Từ 17.388 tỉ đồng, vốn đầu tư dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên đội lên tương đương 47.325 tỉ đồng. (Ảnh: Zing).

Trên cơ sở kết quả thẩm định thiết kế cơ sở của Bộ GTVT, tháng 4/2007, UBND TP HCM phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư tương đương 17.388 tỉ đồng.

Tuy nhiên, đến năm 2009, mức đầu tư dự án được đơn vị tư vấn NJPT của Nhật Bản cập nhật, tính toán lại, lên tương đương 47.325 tỉ đồng.Trong đó, vốn vay ODA của Nhật chiếm tới 88,4%, tương đương 41.834 tỉ đồng, còn lại là vốn đối ứng của TP HCM. Với việc tính toán điều chỉnh này, dự án phải mất 6 năm sau khi đề xuất mới chính thức được khởi công lại (2012).

Tiến độ chung vì thế cũng lùi lại 2 năm so với kế hoạch ban đầu hoàn thành năm 2018. Để thu xếp được nguồn vốn sau khi dự án được điều chỉnh lên, Bộ Tài chính đã ký kết với nhà tài trợ 3 hiệp định vay, với tổng vốn đã ký kết là 155.364 triệu yên, tương đương 31.208 tỉ đồng.

Vốn từ ngân sách thành phố chiếm 11,6% tổng mức đầu tư, khoảng 27.458 triệu yên, tương đương 5.491,6 tỉ đồng. Ngày 20/4/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyết định về giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 vốn ngân sách nhà nước. Trong đó, bố trí kế hoạch vốn ODA nguồn ngân sách trung ương cho dự án 7.500 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo tiến độ triển khai các gói thầu, tổng nhu cầu vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 của dự án là 28.000 tỉ đồng, do đó cần bổ sung 20.500 tỉ đồng.

Từng đứng trước nguy cơ bị phạt 2,5 tỉ mỗi ngày

Dù đã phải lùi đến 6 năm, nhưng từ khi khởi công, hàng loạt rào cản tiếp tục kìm tiến độ dự án và liên đới tới chuyện phải bồi thường hợp đồng cho các đơn vị thi công.

Lý do chậm tiến độ lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao đất sạch cho nhà thầu thi công giai đoạn 2 (Sumitomo - Cienco 6). Phần lớn việc giải tỏa nằm trên địa phận Bình Dương, TP HCM bị đọng trong việc giải quyết.

Vào cuối năm 2014, đứng trước nguy cơ phải đền 2,5 tỉ đồng mỗi ngày cho nhà thầu, lãnh đạo TP HCM đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Bình Dương hỗ trợ giải quyết dứt điểm bàn giao mặt bằng. Nhưng khi vừa giải quyết được vấn đề mặt bằng thì Metro số 1 lại tiếp tục đối diện với thách thức lớn về vốn, có nguy cơ không thể đưa vào khai thác năm 2020 như kế hoạch.

12 nam dau tu von tang gan 3 lan tuyen metro dau tien o sai gon hien nay ra sao
Người dân TP HCM chờ đợi công trình Metro hơn một thập kỉ qua. (Ảnh: PLO).

Để kịp thời chi trả tiền thi công cho nhà thầu, TP HCM xử lý bằng cách ứng vốn ngân sách và kiến nghị lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin tiếp tục cấp vốn.

Ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị TP HCM, cho biết với tiến độ thi công năm 2017, Metro số 1 cần 5.400 tỉ đồng. Tuy nhiên, vốn ODA Trung ương bố trí chỉ 2.100 tỉ đồng vào ngày 28/4/2017. Đến nay tình hình giải ngân vẫn chưa được đẩy nhanh nên dự án vẫn chưa có nhiều tiến triển.

“Phía Nhật Bản đặt vấn đề rất nghiêm túc và gay gắt. Vốn họ đã chuẩn bị đủ nhưng chúng ta chưa xử lý việc phân bổ vốn cho dự án”, ông Quang cho biết.

Nguy cơ “vỡ trận”

Ngày 16/11/2018, Đại sứ Nhật Bản có văn bản gửi lãnh đạo Chính phủ, UBND TP HCM, cho biết “Nếu chậm giải ngân vốn cho nhà thầu, sẽ ngừng thi công tuyến Metro số 1”.

Theo văn bản này, TP HCM đã cam kết sẽ tạm ứng thanh toán bằng ngân sách của thành phố đến khi được phân bổ ngân sách cho dự án. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc khiến thủ tục thanh toán cho các nhà thầu trên thực tế chưa thực hiện được.

Số tiền chậm thanh toán cho nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn hiện đã lên đến hơn 100 triệu USD. "Nếu đến cuối tháng 12 mà không được giải quyết thì việc dự án sẽ buộc phải ngừng thi công”, đại sứ Nhật Umeda Kunio cho biết. Đại sứ Umeda Kunio thông tin thêm, gói thầu CP2 mà Liên danh nhà thầu Sumitomo - Cienco đang thực hiện, do vướng giải phóng mặt bằng khiến việc thi công chậm trễ.

Liên danh nhà thầu đã thi công vượt quá ngày thanh toán gói thầu theo hợp đồng hiện tại (tháng 1/2018). Tuy nhiên, Sở Tài chính TP HCM đưa ra ý kiến không thể thanh toán chi phí thi công sau ngày hoàn thành gói thầu theo hợp đồng, khiến việc thanh toán chi phí thi công từ sau tháng 1 đang bị dừng lại.

Hiện Bộ Xây dựng đã có văn bản nêu ý kiến về việc có thể thanh toán chi phí thi công dù vượt quá ngày hoàn thành gói thầu theo hợp đồng. Đại sứ Nhật đề nghị TP HCM chỉ đạo xúc tiến thủ tục, để sớm nối lại việc thanh toán chi phí thi công kể từ sau tháng 1 cho nhà thầu, nếu không thì dự án buộc phải ngừng thi công.

Metro số là dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại TP HCM, cũng là công trình giao thông trọng điểm và quan trọng của thành phố. Dự án có chiều dài khoảng 20km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức và huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương).

Ban đầu, dự án thuộc nhóm A theo quyết định của UBND TP HCM. Tuy nhiên sau khi điều chỉnh, dự án thuộc tiêu chí quan trọng quốc gia của Quốc hội (Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày 12/9/2010).

Hiện gói thầu xây dựng đoạn ngầm ga Bến Thành đến ga nhà hát thành phố mới đạt 50% khối lượng. Gói thầu xây dựng đoạn ngầm từ ga Nhà hát thành phố đến ga Ba Son đạt khoảng 66%.

Gói thầu xây dựng đoạn đi trên cao và depot đạt 77%. Gói thầu mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ra và bảo dưỡng mới đạt 32%. Từ cuối 2016 đến nay, UBND TP HCM đã tạm ứng cho dự án 3.273 tỉ đồng.

12 nam dau tu von tang gan 3 lan tuyen metro dau tien o sai gon hien nay ra sao Cử tri TP HCM đề nghị Quốc hội phê duyệt dự án metro Bến Thành - Suối Tiên

Trước sự chậm trễ tiến độ tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, cử tri TP HCM đề nghị Quốc hội quan tâm, ...

12 nam dau tu von tang gan 3 lan tuyen metro dau tien o sai gon hien nay ra sao Metro Bến Thành - Suối Tiên có thể bị dừng thi công vì lý do gì?

Chậm thanh toán cho nhà thầu, dự án metro Bến Thành - Suối Tiên có thể bị dừng thi công vào cuối năm nay.

12 nam dau tu von tang gan 3 lan tuyen metro dau tien o sai gon hien nay ra sao Phó Tổng giám đốc Cienco 6 treo cổ chết tại Ban điều hành dự án metro Sài Gòn

Một bảo vệ đến Ban điều hành Dự án gói thầu số 2, tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên thì hoảng hốt phát hiện ...

12 nam dau tu von tang gan 3 lan tuyen metro dau tien o sai gon hien nay ra sao Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bây giờ ra sao?

Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP HCM) dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác, vận hành cuối năm 2020.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.