Kể từ khi thành lập vào năm 1999, Alibaba đã chuyển từ một công ty thương mại điện tử truyền thống sang tập đoàn đa lĩnh vực như giao hàng, giải trí, điện toán đám mây, thanh toán điện tử,… Alibaba hiện là công ty trị giá hơn 460 tỉ USD.
Cùng nhìn lại 13 cột mốc đáng nhớ trong lịch sử của Alibaba.
Alibaba được thành lập bởi một nhóm gồm 18 người sáng lập, do Jack Ma lãnh đạo. Nhóm đã làm việc bên ngoài căn hộ của ông tại thành phố Hàng Châu, nơi hiện có trụ sở chính của Alibaba.
Trang web đầu tiên của Alibaba là AliExpress, một chợ điện tử bán buôn bằng tiếng Anh. Cùng năm đó, Alibaba đã ra mắt một sàn thương mại điện tử trong nước.
Người sáng lập Jack Ma tổ chức cuộc họp trong căn hộ của mình vào năm 1999, năm mà gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc được thành lập. (Ảnh: Alibaba).
Mở đầu thiên niên kỉ mới, Alibaba đã nhận khoản đầu tư 20 triệu USD từ một nhóm các nhà đầu tư do SoftBank dẫn đầu.
Chia sẻ trên Wall Street Journal vào thời điểm đó, Jack Ma cho biết: "Chúng tôi không nói về doanh thu, chúng tôi thậm chí không nói về một mô hình kinh doanh. Chúng tôi chỉ bàn về một tầm nhìn chung. Cả hai đều đưa ra quyết định nhanh chóng".
Khoản đầu tư đó đã giúp Alibaba phát triển.
Người sáng lập Jack Ma và CEO Masayoshi Son của SoftBank bắt tay sau khi tập đoàn Nhật Bản rót 20 triệu USD vào tháng 1/2000. (Ảnh: Alibaba).
Taobao là một nền tảng mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc, được điều hành bởi Alibaba, nơi người bán bên thứ ba có thể đăng sản phẩm của họ.
Trong năm tài chính 2015 của Alibaba, tổng khối lượng hàng hóa của Taobao đạt 223,9 tỉ USD. Con số này tăng lên gấp đôi trong năm tài chính 2019.
Doanh thu từ Taobao là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh thương mại cốt lõi của Alibaba.
Alipay là một trong 2 nền tảng thanh toán lớn của Trung Quốc, cùng với đối thủ WeChat Pay thuộc sở hữu của Tencent. Nhưng Alipay có thể được sử dụng trong các cửa hàng trực tuyến.
Tuy nhiên, Alipay đã chứng tỏ là một tài sản gây tranh cãi trong suốt lịch sử của Alibaba, khiến công ty và người sáng lập Ma, phải đụng độ với các cổ đông quan trọng Yahoo và SoftBank.
Yahoo đã rót 1 tỉ USD vào Alibaba cho 40% cổ phần của công ty, biến mình trở thành cổ đông lớn nhất của công ty thương mại điện tử này.
Là một phần của thỏa thuận, Alibaba nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp Trung Quốc của Yahoo.
"Cùng nhau, chúng tôi sẽ tạo ra một trong những công ty Internet lớn nhất tại Trung Quốc. Tài sản kết hợp của chúng tôi sẽ biến chúng tôi thành công ty duy nhất có vị trí hàng đầu trong tất cả các lĩnh vực quan trọng, đang thúc đẩy tăng trưởng Internet bùng nổ ở Trung Quốc, như tìm kiếm, thương mại và truyền thông", Terry Semel, Giám đốc điều hành của Yahoo tại thời điểm đó chia sẻ với báo chí.
Người sáng lập Jack Ma và Giám đốc điều hành của Yahoo bấy giờ Daniel Rosensweig trong cuộc họp báo chung, để công bố thỏa thuận của họ tại Bắc Kinh.(Ảnh: AFP).
Alibaba đã ra mắt một nền tản có tên là Taobao Mall, sau đó trở thành Tmall. Cùng với Taobao, Tmall hiện là một trong những nền tảng thương mại điện tử quan trọng nhất của Alibaba về mặt doanh thu.
Tmall đã định vị mình là nơi các thương hiệu nước ngoài có thể thiết lập một cửa hàng trực tuyến và bán cho người tiêu dùng Trung Quốc. Các thương hiệu thời trang xa xỉ, các nhà sản xuất điện tử, và thậm chí Starbucks đều có mặt trên Tmall.
Alibaba đã ra mắt hoạt động kinh doanh trên nền tảng đám mây từ năm 2009, và hiện tại đây là một trong những công ty lớn nhất tại Trung Quốc. Điện toán đám mây là nguồn doanh thu lớn thứ 2 cho công ty và các doanh nghiệp phát triển nhanh nhất.
Giám đốc điều hành của Alibaba, Daniel Zhang, chia sẻ với CNBC vào năm ngoái, rằng điện toán đám mây sẽ là lĩnh vực kinh doanh chính của họ trong tương lai.
"Điện toán đám mây là một chiến lược dài hạn của chúng tôi. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng mọi doanh nghiệp trong tương lai sẽ được cung cấp năng lượng bởi đám mây", ông khẳng định.
Tết độc thân, còn được gọi là Lễ hội Double 11, là sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm của Trung Quốc vào ngày 11/11. Nó được khởi sướng bởi Giám đốc điều hành Zhang.
Các nhà bán lẻ sẽ giảm giá lớn vào ngày đó, và nó đã biến thành một lễ hội trị giá hàng tỉ USD. Alibaba thu về 7,8 triệu USD trong Tết độc thân năm 2009. Con số đó tăng lên mức 30,8 tỉ USD vào năm ngoái -2018.
Sự thành công của Tết độc thân còn khiến CEO Zhang bất ngờ. Ông trả lời trên CNBC rằng: "Tôi không bao giờ nghĩ chúng ta thực sự có thể biến ngày này thành một ngày mua sắm... cho toàn xã hội".
Tết độc thân do Alibaba khởi sướng được xem là Black Friday của toàn châu Á. (Ảnh: Tech Crunch).
Alibaba đã bán quyền kiểm soát Alipay cho một nhóm do Jack Ma kiểm soát. Vào thời điểm đó, công ty cho biết đó là do các quy tắc mới được ban hành bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Các quy định cho thanh toán trực tuyến của bên thứ ba yêu cầu họ phải có giấy phép cụ thể.
Tuy nhiên, Yahoo, cổ đông lớn nhất của Alibaba tại thời điểm đó, cho biết việc bán Alipay đã xảy ra mà "không có kiến thức". Tình tiết này nêu lên mối lo ngại về cấu trúc quản trị của Alibaba.
Yahoo, SoftBank và Alibaba cuối cùng đã đi đến một thỏa thuận: Alibaba sẽ được trả ít nhất 2 tỉ USD nhưng không quá 6 tỉ USD nếu Alipay công khai. Alipay cũng được yêu cầu trả phí cấp phép và tiếp tục phục vụ Taobao.
Alibaba đã mua lại một nửa trong 40% cổ phần còn lại của Yahoo với giá 7,6 tỉ USD. Yahoo nhận được khoảng 6,3 tỉ USD tiền mặt và 800 triệu USD cổ phiếu ưu đãi tại Alibaba.
Đây là một khoản lãi lớn cho Yahoo sau mức đầu tư 1 tỉ USD ban đầu cho phía Jack Ma vào năm 2005.
Sau sự kiện gây tranh cãi của Alipay, Ant Financial được tạo ra bao gồm hệ thống thanh toán và các dịch vụ tài chính khác. Việc thành lập công ty liên kết này báo hiệu ý định của Alibaba: Muốn đẩy mạnh lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech).
Ant Financial hiện là công ty fintech lớn nhất của Trung Quốc, có giá trị khoảng 150 tỉ USD. Đã có thông tin rằng Ant Financial đang chuẩn bị IPO, mặc dù công ty chưa đưa ra bất kì thông báo chính thức nào.
Alipay cùng Ant Financial tạo nên hệ sinh thái công nghệ tài chính cho Alibaba. (Ảnh: SCMP).
Kể từ khi thành lập 20 năm trước, hồng tâm của Alibaba đặt vào thị trường nội địa. Họ giúp các thương hiệu nước ngoài và trong nước bán hàng cho người tiêu dùng Trung Quốc.
Nhưng vào tháng 4/2016, công ty đã nắm cổ phần kiểm soát tại Lazada, một công ty thương mại điện tử có trụ sở tại Singapore, làm ăn khá ngon nghẻ tại một số thị trường ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Điều đó đánh dấu cú hích lớn đầu tiên của Alibaba trong việc bành trướng không gian thương mại điện tử.
Ngày 10/9/2019, đúng ngày kỉ niệm 20 năm thành lập, Alibaba cho biết Jack Ma sẽ thôi chức chủ tịch Hội đồng quản trị. Giám đốc điều hành Zhang kế nhiệm vị trí Chủ tịch của Jack Ma.
Tuy nhiên, Jack Ma dự định ở lại trong ban giám đốc của Alibaba cho đến cuộc họp cổ đông thường niên năm 2020.
Jack Ma hi vọng thế hệ kế nhiệm sẽ duy trì Alibaba bước qua đến tuổi 100. (Ảnh: SCMP).