‘3 năm đầu đời con cần nền tảng giáo dục gia đình vững chắc, trường học chỉ đóng vai trò rất nhỏ’

"Với mình, 3 năm đầu đời là giai đoạn con cần nền tảng giáo dục gia đình vững chắc nhất, còn trường học có một vai trò rất nhỏ, có khi nó lại thật sự không cần thiết", chị Ánh nói.
3 nam dau doi con can nen tang giao duc gia dinh vung chac truong hoc chi dong vai tro rat nho Con cái là 'khoản đầu tư' quan trọng nhất cuộc đời

Trước khi sinh em bé, chị Vũ Thị Phương Ánh (hiện sống tại Singapore) là giáo viên dạy tiếng Nhật. Giống như mọi người, chị Ánh cũng được nghỉ thai sản 6 tháng, và dự định hết thời gian đó sẽ quay trở lại công việc. Thế nhưng, nhận ra công việc làm mẹ quan trọng hơn, cùng với sự ủng hộ của chồng, chị Ánh quyết định trì hoãn đi làm, ở nhà chăm và nuôi dạy con. Hiện tại bé Luffy nhà chị gần 21 tháng tuổi và cả gia đình đang sống tại Singapore.

3 nam dau doi con can nen tang giao duc gia dinh vung chac truong hoc chi dong vai tro rat nho
Chị Vũ Thị Phương Ánh từng làm giáo viên dạy tiếng Nhật. Sau khi sinh con chị quyết định ở nhà làm mẹ toàn thời gian.

- Chào chị, tại sao chị lại quyết định nghỉ việc và ở nhà chăm con? Chẳng lẽ chị không phải lo “cơm áo gạo tiền”?

Thật ra mình đã có ý định đi làm khi kết thúc giai đoạn nghỉ thai sản. Nhưng khi ở bên con, mình mới thật sự nhận ra rằng điều quan trọng nhất trong cuộc đời ở thời điểm hiện tại không phải là tiền bạc, không phải là địa vị xã hội…Vì sự nghiệp, mình còn cả cuộc đời để bồi đắp, nhưng 3 năm đầu đời của con trôi qua sẽ không bao giờ trở lại nữa. Cuộc sống của mình hiện tại cũng không hẳn là dư dả. Nếu mình đi làm, có lẽ gia đình mình sẽ được sống trong một ngôi nhà rộng hơn, có nhiều cơ hội được ăn uống trong những nhà hang sang trọng hơn, được mặc quần áo đắt tiền hơn,…Nhưng những thứ đó chắc chắn không thể so sánh được với thời gian chất lượng cùng con 24 tiếng mỗi ngày. Mình nghĩ nếu sự phấn đấu ở thời điểm hiện tại là để tương lai có cuộc sống tốt hơn, thì việc ở bên con cũng là một sự đầu tư mang lại lợi ích cao nhất.

- Nhiều người quan niệm "con ở nhà sẽ bám mẹ, ỷ lại và chẳng biết gì”, cá nhân chị nghĩ sao về quan điểm này?

Mình không đồng ý với quan điểm này. Mình nghĩ trẻ bám mẹ chính là quy luật của tự nhiên. Một chú gấu nhỏ, một con hổ con…cũng cần một khoảng thời gian nhất định sau khi ra đời ở cạnh mẹ cho đến khi chúng cảm thấy vững vàng sẽ tự tách mẹ. Thậm chí, con người cũng là loài động vật cần nhiều thời gian nhất để hoàn chỉnh về mặt sinh học, trở thành một cá thể trưởng thành.

Khi mình quyết định toàn tâm toàn ý ở nhà với con, đồng nghĩa với việc mình phải chuẩn bị cho bản thân 1 nền tảng kiến thưc nhất định về việc nuôi dạy con từ chế độ dinh dưỡng, đến tâm lý con trẻ…Khi mình đã có kiến thức, mình sẽ có một nội lực tốt hơn để cùng con học hỏi về cuộc sống mới. Như vậy, khi ở nhà cùng mẹ, con sẽ tránh được việc “không biết gì” so với những bạn đi nhà trẻ sớm.

3 nam dau doi con can nen tang giao duc gia dinh vung chac truong hoc chi dong vai tro rat nho
"Khi mình quyết định toàn tâm toàn ý ở nhà với con, đồng nghĩa với việc mình phải chuẩn bị cho bản thân 1 nền tảng kiến thưc nhất định về việc nuôi dạy con".
3 nam dau doi con can nen tang giao duc gia dinh vung chac truong hoc chi dong vai tro rat nho
"Nghỉ việc nhà chăm con không phải là sự hy sinh".

- 3 năm bỏ việc đồng nghĩa với việc đánh mất cả tương lai, còn với trường hợp của chị, thì sao? Chị có cho rằng việc nghỉ làm ở nhà chăm con là hy sinh lớn nhất cuộc đời của chị?

Mình không thấy sự lựa chọn của mình là vì con, cho dù ở nhà với con sẽ làm mình bỏ qua nhiều cơ hội khác ngoài kia, nhưng đó không phải là sự hy sinh. Lựa chọn vì tương lai của con xét đến cùng cũng là mình đang yêu thương bản thân mình. Vì quá trình nuôi con là quá trình mà mình tìm thấy được niềm hân hoan, hạnh phúc, bình an, sung sướng…Những cảm xúc đó liệu một công việc nào khác có thể mang lại? Thế nên mình phải cảm ơn con thật nhiều, vì đã trao mình cơ hội được làm việc đó.

- Gần 2 năm ở nhà chăm con, đồng hành cùng con, chị được gì và mất gì?

Gần 2 năm qua, mình cũng chưa nghiêm túc nghĩ rằng mình đã mất những gì. Sự nghiệp chỉ là tạm trì hoãn, chứ không hẳn là mất hoàn toàn. Các mối quan hệ với đồng nghiệp và học trò vẫn còn đó, họ vẫn luôn yêu thương và quan tâm mình. Ngược lại, những gì mình có được thì không thể kể hết. Đó chính là cơ hội được ở nhà trau dồi thêm kiến thức để sau này đi làm vững chắc, là sự an yên, bình dị mỗi ngày cùng con, là những chuyến đi trải nghiệm cuộc sống của 2 mẹ con mỗi ngày…Hành trình đồng hành cùng con cũng là lúc mình được “học lại” và “học thêm” được thật nhiều.

3 nam dau doi con can nen tang giao duc gia dinh vung chac truong hoc chi dong vai tro rat nho
Hiện tại bé Luffy nhà chị Ánh gần 21 tháng tuổi. Chị Ánh cho con tham gia một số hoạt động mở ở trường mầm non, chứ không gửi con đến trường hẳn.

- Tại sao chị trì hoãn, không cho con đi nhà trẻ sớm? Chẳng phải Singapore là đất nước có nền giáo dục đáng ngưỡng mộ hay sao?

Vấn đề con đi nhà trẻ sớm hay muộn không hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường giáo dục tốt hay không. Hai mẹ con mình cũng đã đi tham gia hoạt động mở của các trường từ lúc con được 1,5 tuổi đến giờ. Trường nào cũng tốt, giáo viên nào cũng có chuyên môn cao. Nhưng mình chỉ dừng lại ở mức đó để con được trau dồi cách hòa nhập với cộng đồng chứ không gửi con đến trường hẳn.

Con trẻ mới chào đời chỉ là một con người tự nhiên đơn thuần, muốn con phát triển thành một con người xã hội, cần tuân thủ theo một quy luật. Trước hết, con phải được trải qua một môi trường an toàn nhất bao gồm tình yêu và tình thân, đủ một khoảng thời gian nhất đinh, theo mình là từ 2-3 năm đầu đời, khi nội lực con vững chắc thì con mới phát triển tốt nhất các năng lực ở mức độ cao hơn như xử lý tình huống, phân biệt tốt xấu, đối nhân xử thế…Còn nếu như con chưa được đáp ứng đủ về nội lực, lại nóng lòng muốn con phát triển các thuộc tính xã hội, thì quả thật theo mình đó là một bài toán khó.

- Đi nhà trẻ muộn có “thiệt” cho bé không?

Nếu con chỉ ở nhà với mình đối diện với 4 bức tường, tiếp xúc với các thiết bị công nghệ số như tivi, ipad…và chỉ chơi ở các khu giải trí nhân tạo cho trẻ suốt những năm tháng đầu đời, thì đó mới chính là sự thiệt thòi lớn của con. Hầu như, ngày nào mẹ con mình cũng đi ra ngoài, luôn luôn có những hoạt động bận rộn suốt ngày như khám phá thiên nhiên ở vườn thực vật, tham quan phòng tranh, viện bảo tàng…Những bài học từ tạo hóa của thiên nhiên, mình nghĩ, nó đáng giá hơn rất nhiều lần so với việc con đến nhà trẻ.

3 nam dau doi con can nen tang giao duc gia dinh vung chac truong hoc chi dong vai tro rat nho
"Nếu con chỉ ở nhà với mình đối diện với 4 bức tường, tiếp xúc với các thiết bị công nghệ số như tivi, ipad…thì quả là thiệt cho con".
3 nam dau doi con can nen tang giao duc gia dinh vung chac truong hoc chi dong vai tro rat nho
"Những bài học từ tạo hóa của thiên nhiên, mình nghĩ, nó đáng giá hơn rất nhiều lần so với việc con đến nhà trẻ".

- Chị chuẩn bị những gì khi con đi nhà trẻ để con mau hòa nhập và thích nghi với môi trường mới?

Để con sau này sớm hòa nhập vào môi trường nhà trẻ, mình tập dần cho con thích nghi với các quy định cơ bản trong trường học như tự ăn, tự rửa tay trước và sau khi ăn, phụ giúp mẹ làm việc nhà, dọn dẹp đồ chơi, tự mang giày, thay quần áo…Song song đó, hầu như mỗi tuần hai mẹ con mình dều tham gia hoạt động mở ở các trường để con sớm làm quen với môi trường trường học.

- Bé đi nhà trẻ muộn, sẽ chậm hơn những bé khác, chị có cho điều này là đúng?

Chắc chắn khoảng thời gian đầu khi đi nhà trẻ, con sẽ “chậm” hơn các bạn (đã được gửi nhà trẻ từ sớm) về vấn đề bắt nhịp sinh hoạt ở trường, nhưng mình tin với nội lực vững chắc sau một thời gian dài được trải nghiệm cuộc sống cùng mẹ, con sẽ đủ bản lĩnh để vượt qua trở ngại đó và phát triển tốt suốt một khoảng thời gian dài về sau.

3 nam dau doi con can nen tang giao duc gia dinh vung chac truong hoc chi dong vai tro rat nho
"3 năm đầu đời con cần nền tảng giáo dục gia đình vững chắc, trường học chỉ đóng vai trò rất nhỏ".

- Môi trường gia đình và môi trường nhà trẻ, theo chị môi trường nào quan trọng hơn?

Giáo dục ở môi trường nào cũng đóng vai trò quan trọng. Giáo dục gia đình phát triển trí tuệ, nội lực và tình cảm, giáo dục trường học giúp phát triển nhận thức và tính xã hội. Tuy nhiên, giáo dục gia đình luôn là môi trường giáo dục tốt nhất trong quá trình hình thành nhân cách của con người suốt cả cuộc đời. Với mình, 3 năm đầu đời là giai đoạn con cần nền tảng giáo dục gia đình vững chắc nhất, còn trường học có một vai trò rất nhỏ, có khi nó lại thật sự không cần thiết.

(Ảnh: NVCC)

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.