Cho con đi nhà trẻ sớm, ăn 3 bữa ở trường, tôi ‘nhàn thân’ hơn rất nhiều

Tôi vốn theo quan điểm “mẹ hạnh phúc thì con mới hạnh phúc” nên dù ai nói ngả nói nghiêng, dù có chỉ trích tôi là người mẹ không yêu con, thì tôi vẫn quyết cho con nhà tôi đi nhà trẻ sớm, khi cháu mới 12 tháng tuổi.
 

Ai bảo tôi là bà mẹ không thương con thì người đó quá nhầm, trái với những gì họ nghĩ, tôi là bà mẹ yêu con nhất thế giới. Sao người ta cứ hồ đồ cho rằng cho con đi nhà trẻ sớm là tội nghiệp cho con, là việc làm cực chẳng đã, là điều bất đắc dĩ? Tôi cũng không hiểu sao mọi người chẳng cần tìm hiểu đầu đuôi thế nào, vội vu oan ngay cho những người mẹ cho con đi lớp sớm là người mẹ vô tâm. Tôi sẽ kể cho bạn nghe, tôi là bà mẹ yêu con thế nào, dù đi làm cả ngày và tối chỉ có thời gian ít ỏi bên con.

cho con di nha tre som an 3 bua o truong toi nhan than hon rat nhieu
Tôi cho con đi nhà trẻ sớm để mình nhàn hơn. (Ảnh minh họa: Chinadaily)

Tôi vẫn dành thời gian chất lượng bên con

Tôi dành thời gian chất lượng bên con. Mà để có thời gian chất lượng bên con thì bản thân người mẹ phải được thoải mái, vui vẻ. Nếu người mẹ bực bội, mệt mỏi vì vừa làm việc công ty, vừa chăm con từ A-Z, liệu bạn có đảm bảo rằng thời gian bên con (dù nhiều) là thời gian chất lượng hay không? Hay chỉ toàn là những mệt mỏi, gồng mình gắng sức?

Tất nhiên vẫn có những bà mẹ “siêu nhân”, “ba đầu sáu tay”, làm đủ mọi thứ nhưng vẫn giữ được tinh thần tốt nhất khi bên con. Nhưng tôi tuyệt nhiên không phải típ người mẹ như vậy. Tôi cũng chẳng ham hố gì cái danh “người mẹ giàu đức hi sinh”. Hi sinh vì chồng vì con là hạnh phúc ư? Không bao giờ. Chỉ có tôi mới làm tôi hạnh phúc được thôi. Và trong trường hợp của tôi, thì việc cho con đi nhà trẻ sớm, không phải nấu nướng bày vẽ cho con ăn món này món nọ, “khoán” hết cho nhà trường mang đến niềm hạnh phúc và nguồn năng lượng lâu dài.

Và khi tôi hạnh phúc, người được hưởng lợi nhiều nhất là chồng và con tôi, chứ còn ai vào đây nữa?

Từ khi cho con đi nhà trẻ sớm, tôi không còn phải dậy sớm lọ mọ nấu bữa sáng cho con, cũng không phải đau đầu nghĩ thực đơn, cũng không phải khổ sở dỗ nó ăn hết khẩu phần bữa sáng. Thay vì vậy, tôi vẫn dậy sớm nhưng có thời gian mát xa da mặt, tập vài động tác đơn giản, rồi thưởng cho mình ly mật ong chanh đào “detox”.

Tôi gọi con dậy với âm giọng nhẹ nhàng và dịu dàng hết biết. Không còn là “bà chằn” dữ tợn luôn gào thét vì sợ con dậy muộn sẽ không kịp ăn sáng và mẹ bị muộn giờ làm. Sau khi vệ sinh cá nhân và tranh thủ trò chuyện, trêu đùa con một lúc, hai mẹ con đi bộ đến trường mầm non gần nhà. Ôm ấp, hôn hít nhau đủ kiểu trước khi cô đón vào lớp. Con sẽ ăn sáng ở trường luôn. Và tôi bắt đầu ngày mới của mình với sự thong dong hiếm có ở bà mẹ con mọn. Dĩ nhiên còn thừa thời gian thoa son, thoa kem chống nắng, chỉn chu ra đường, đến công sở.

cho con di nha tre som an 3 bua o truong toi nhan than hon rat nhieu
Tôi hạnh phúc thì con và chồng tôi cũng hạnh phúc. (Ảnh minh họa: Takebe)

Tôi tập trung làm việc, kiếm được nhiều tiền hơn, con tôi hạnh phúc hơn

Tôi sợ nhất cái câu “tiền không quan trọng, tuổi thơ của con mới quan trọng”. Chao ôi, hai cái vế đặt cạnh nhau thật không liên quan. Sai bét! Tôi cho rằng cả hai thứ đều quan trọng ngang nhau. Dành cả ngày bên con, cho con tuổi thơ thật đẹp nhưng không có tiền thì sống bằng gì, nuôi con ăn học kiểu gì? Quan trọng là bạn cân bằng được hai thứ đó.

Tôi chọn trường cho con kĩ lắm, học phí đắt hơn bình thường, để có thể yên tâm làm việc. Một lớp 3 cô và chỉ khoảng 10 cháu. Cô kiên nhẫn với trẻ và cũng có nhiều hoạt động tương tác. Vì thế con tôi đi học không quấy khóc đáng thương mà vui vẻ phấn khởi.

Mẹ kiếm được nhiều tiền, con được học trường tốt, cứ thế mà thẳng tiến. Có những hôm bận không kịp giờ đón con, tôi vẫn chẳng hề áy náy khi gửi cô trông ngoài giờ, có hôm còn đăng kí bữa tối luôn ở trường. Con tôi cũng chẳng oán thán tôi. Trong mắt nó tôi vẫn là cả thế giới, nó vẫn yêu tôi nhất trần đời. Những người muốn phán xét tôi, thì trước hết hãy nhìn cách con tôi yêu tôi đã nhé. Nếu tôi là một bà mẹ tệ hại, chỉ thích nhàn thân, ngại trông con thì con tôi phải nhận ra điều đó trước, chứ không phải các bạn.

cho con di nha tre som an 3 bua o truong toi nhan than hon rat nhieu
Đi học sớm, con tôi tự lập và dạn dĩ hơn. (Ảnh minh họa: Scmp)

Đi học sớm, con tôi tự lập và dạn dĩ hơn

Ngoài cái sự “nhàn thân” cho mẹ, thì đây có lẽ là lợi ích lớn thứ hai của việc cho con đi nhà trẻ sớm. Con tôi tự lập, không sợ người lạ, càng không sợ nơi đông người. Nếu kè kè bên mẹ cả ngày, mà người mẹ thường có tâm lí bao bọc bảo vệ con, chắc gì con đã dạn dĩ được như vậy. Sau vài tuần đầu chưa quen, giờ con tôi đã chủ động chơi với các bạn hoặc có khi tự chơi một mình vẫn rất thoải mái.

Ai thấy thương con tôi vì “tội nghiệp quá, bé thế đã phải đi lớp”, thì mặc kệ họ. Chẳng ai biết được con tôi vui vẻ thế nào, cười tít mắt ra sao khi được chơi cùng các cô và các bạn. Cá nhân tôi thì thấy, đó không phải là điều đáng thương mà là điều mang lại hạnh phúc cho cả hai mẹ con.

Người mẹ có quyền được mong muốn nhàn hạ

Từ bao lâu nay, hình ảnh người mẹ tất bật, đầu bù tóc rối, dáng vẻ mệt mỏi đã quá quen thuộc. Người ta chẳng khen hình ảnh đó đâu, chỉ hả hê và thương cảm thôi. Nhưng kì lạ là, trước hình ảnh bà mẹ sang chảnh, xinh đẹp, chẳng có vẻ gì là đang chăm con mọn, họ lại chỉ trích đến cùng và dùng những lời lẽ thậm tệ nhất. “Mẹ gì mà không thương con”, “như thế thì không xứng đáng làm mẹ”. Ơ hay? Sao lại có chuyện đánh đồng nực cười đến như thế!

cho con di nha tre som an 3 bua o truong toi nhan than hon rat nhieu
Mẹ hạnh phúc thì con mới hạnh phúc. (Ảnh minh họa: Takebe)

Người mẹ thì cũng là con người, chẳng phải cỗ máy, nên vẫn được quyền than vãn, kể khổ hoặc sợ phải chăm con. Đó là những cảm xúc bình thường. Nhưng cứ để ý mà xem, nếu có lỡ kể khổ, thì người ta sẽ phản bác lại ngay “sinh con ra mà mong nhàn thì sinh để làm gì”. Sẽ chẳng có sự thông cảm nào cho người mẹ - người phụ nữ cả.

Những năm gần đây, các đầu sách và khóa học về nuôi dạy con bùng nổ. Sách báo đều nói rằng những năm đầu đời của con là quan trọng nhất và con được ở gần mẹ cũng là điều tốt nhất. Nhưng họ quên không nói về tinh thần của người mẹ, đó mới là yếu tố chủ đạo, dẫn dắt mọi thứ.

Mẹ hạnh phúc thì con mới hạnh phúc – tôi vẫn luôn tâm đắc câu nói này và lấy nó làm nguyên tắc cho mình. Mẹ hạnh phúc sẽ truyền nguồn năng lượng tích cực sang con. Ngược lại, người mẹ đau khổ, lo lắng sẽ chỉ gây hại cho con mà thôi.

Tôi chọn cho con đi nhà trẻ sớm, để mình nhàn hơn trong việc cho con ăn, cho con ngủ. Có thể những bà mẹ khác thấy việc tự tay nấu nướng, bày biện đẹp mắt cho con ăn là niềm vui, là nguồn động lực sống. Tôi vẫn trân trọng những người mẹ ấy. Nhưng tôi không tìm thấy niềm vui ở công việc đó.

Vi thế tôi lựa chọn cho con đi nhà trẻ sớm, đó là cách để tôi hạnh phúc hơn trên hành trình làm mẹ dài dằng dặc này. Còn bạn, bạn lựa chọn gì để mình là người mẹ hạnh phúc, người phụ nữ hạnh phúc?

XEM THÊM

cho con di nha tre som an 3 bua o truong toi nhan than hon rat nhieu Diễn viên Lan Phương: ‘Làm mẹ dễ hơn đóng phim’

Với Lan Phương, làm mẹ là công việc tự nhiên và mang lại nhiều niềm vui đặc biệt hơn.

cho con di nha tre som an 3 bua o truong toi nhan than hon rat nhieu 10 dấu hiệu thông minh của trẻ 1-10 tuổi

Nếu sơ sinh, trẻ có đầu to hơn bình thường; ở tuổi lên 3, trẻ cao hơn các bạn; ở tuổi lên 5, bé biết ...

cho con di nha tre som an 3 bua o truong toi nhan than hon rat nhieu Đánh trẻ có hại hay có lợi? Các nhà khoa học tiết lộ câu trả lời gây tranh cãi

Đó là một trong những cuộc tranh luận lớn nhất về nuôi dạy con cái, những nghiên cứu cho thấy gì?

cho con di nha tre som an 3 bua o truong toi nhan than hon rat nhieu ‘Ở Mỹ, trẻ con về nhà toàn chơi, kèm chúng học là hỏng’

"Ở Mỹ, trẻ về nhà toàn chơi và đọc sách. Bố mẹ không phải lo gì về việc học của con. Nước Mỹ giáo dục ...

cho con di nha tre som an 3 bua o truong toi nhan than hon rat nhieu Làm mẹ kiểu Mỹ: Không cần hoàn hảo, không cần hi sinh vì con

Làm mẹ ở Việt Nam mệt mỏi, còn làm mẹ kiểu Mỹ thì không cần phải hi sinh vì con cái. Làm mẹ nhưng vẫn ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.