‘Ở Mỹ, trẻ con về nhà toàn chơi, kèm chúng học là hỏng’

"Ở Mỹ, trẻ về nhà toàn chơi và đọc sách. Bố mẹ không phải lo gì về việc học của con. Nước Mỹ giáo dục cho trẻ ngay từ đầu tính tự lập, độc lập, được tôn trọng, kèm chúng học là hỏng".

Kèm con học bài là khái niệm không quá xa lạ với nhiều phụ huynh Việt Nam, thậm chí nó còn được coi là thói quen, là nguyên tắc, là việc quan trọng nhất định phải làm. Đây cũng là công việc gây đau đầu với nhiều ông bố bà mẹ Việt.

o my tre con ve nha toan choi kem chung hoc la hong
Kèm con học bài - công việc quen thuộc với nhiều bố mẹ Việt. (Ảnh minh họa: Shutter Stock)

Thậm chí, rất nhiều hội nhóm, diễn đàn được lập ra với cùng một mục đích: kèm con học sao cho hiệu quả. Nếu có dịp tham gia những hội nhóm này, không khó để nhận thấy có rất nhiều bố mẹ đăng bài tập về nhà của con và xin giải đáp từ các bố mẹ khác. Cũng từ câu chuyện kèm con học tại nhà mà kéo theo thêm nhiều tình huống dở khóc dở cười khác như giảng giải mãi con chưa hiểu, bố mẹ mất bình tĩnh quát mắng con hoặc con hỏi một vấn đề mà bố mẹ chịu, không biết dạy con thế nào.

Từ đó, không ít bố mẹ thừa nhận rằng kèm con học quả là công việc thử thách sự kiên nhẫn và tốn nhiều sức lực nhất, nếu không muốn nói là như “tra tấn và cực hình”.

Trẻ con Việt quen với việc được bố mẹ ngồi kề bên kèm học, có trẻ tập trung, có trẻ nghĩ vu vơ và có khi không hiểu bố mẹ đang nói gì. Vậy còn trẻ con ở Mỹ, chúng có “bị” bố mẹ kèm học tại nhà hay không? Chia sẻ của anh Nguyễn Danh Lam – ông bố hai con hiện sống tại bang Texas (Mỹ) sẽ cho bạn câu trả lời.

o my tre con ve nha toan choi kem chung hoc la hong
Anh Nguyễn Danh Lam – ông bố hai con hiện sống tại bang Texas (Mỹ) chia sẻ về việc trẻ con Mỹ không bị bố mẹ kèm học bài.

Bài tập về nhà chỉ là đọc sách

Ở Mỹ, trẻ về nhà toàn chơi và đọc sách. Bố mẹ không phải lo gì về việc học của con. Nước Mỹ giáo dục cho trẻ ngay từ đầu tính tự lập, độc lập, được tôn trọng, kèm chúng học là hỏng. Bố mẹ ở Mỹ tuân thủ nguyên tắc tự do, độc lập, tôn trọng cá tính và quyền riêng tư, vì thế bố mẹ chỉ chơi với con như bạn chứ không gò ép con bất cứ điều gì, đặc biệt là chuyện học hành.

Trẻ con ở bang Texas đi học không có bài tập về nhà. Bài tập duy nhất cô giao là mỗi đêm đọc sách ít nhất 20 phút. Cha mẹ sẽ ký tên vào lịch đọc sách của con hằng ngày, cuối tuần, đọc nhiều sẽ được thưởng.

o my tre con ve nha toan choi kem chung hoc la hong
Tủ sách mở trong khu nhà. (Ảnh: Danh Lam)

Giờ một trong những niềm vui lớn nhất của con là được đi nhà sách. Lấy tiền tiết kiệm ra và tự trả tiền mua sách. Dù thư viện ở đâu cũng có, sách rất nhiều, nhưng vẫn thích mua. Cả nhà du lịch xa, con vẫn luôn luôn đem theo một cuốn sách dày để đọc. Mà là "truyện chữ", chứ không phải truyện tranh.

Có lẽ vì cách khuyến khích đọc sách ngay từ nhỏ, nên dù là một nước công nghiệp bận rộn số 1 thế giới, nhưng dân Mỹ vẫn mê đọc. Bãi xe trước thư viện luôn đặc kín và sách có mặt khắp nơi nơi...

Vậy trẻ con Mỹ học gì?

Khi còn ở Việt Nam, mình cho hai con theo học một trường quốc tế có mức học phí vừa phải, quan trọng nhất là con sẽ không phải thi đua thành tích, bài vở.

Tuy nhẹ nhàng vậy, nhưng sang đến Mỹ, hai đứa nhỏ vẫn hẫng, bởi bên này còn học nhẹ hơn. Trong ba lô của mấy đứa nhỏ khi tới trường luôn “lỏng chỏng” 1-2 cuốn tập. Các môn học dù “gồ ghề” nhất như toán, người ta cũng biến hết chúng thành games (trò chơi) và đưa mấy games ấy lên mạng của nhà trường.

Mỗi học sinh được cấp một “mã” để vào trang nhà trường chơi games mỗi tối. Games ấy thực chất là toán. Ví dụ cộng trừ con chó, con mèo, cái cây, ngọn cỏ; hoặc nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác; hay chia các đoạn thẳng, đo đạc, cắt dán.

Chơi xong một game tức là giải xong một bài, sẽ được tặng một số điểm. “Người chơi” sẽ gom số điểm mình thu được qua mỗi bài, vào một “cửa hàng” cũng trên mạng ấy. Nếu có 30 điểm, bạn sẽ “mua” được một con gấu bông, 50 điểm mua được một con búp bê thời trang, 70 điểm một siêu nhân.

Vì thế con mình đã hì hục làm toán để gom điểm mua hàng và ngày nào cũng khoe rối rít chuyện “tậu” được món gì.

o my tre con ve nha toan choi kem chung hoc la hong
Các môn học ở Mỹ đều dựa theo hình thức chơi. (Ảnh minh họa: Parenting)

Nói chung, các môn phải học đều dựa trên hình thức chơi. Bên cạnh chơi là các môn thể dục thể thao, kỹ năng sống, nghệ thuật. Hai con mình đi học về hôm nào cũng tóc bết da đầu, áo quần chua lòm, giày dép bong tróc vì vận động. Thầy dạy thể dục là một trong những giáo viên chính của tụi nhỏ. Ngược lại với học kiến thức, giờ thể dục của bọn chúng lại không hề chơi mà chạy nhảy rất nhiều.

Trong các trường học, không gian cho thể dục thể thao luôn rộng mênh mông, nhiều trường học bình thường vẫn có hệ thống nhà thi đấu trong, ngoài trời, cực kỳ chuyên nghiệp.

Bên cạnh thầy thể dục là thầy nghệ thuật, cũng rất quan trọng. Tụi nhỏ không phải học để vẽ tranh cho đẹp, chơi đàn cho hay, vì 99% đâu phải đứa nào cũng thành họa sĩ, nhạc sĩ mà dạy chúng như thể phải trở thành họa sĩ, nhạc sĩ hết vậy?

Vì vậy chúng được học cách cảm thụ nghệ thuật, góp phần tạo nên cái đẹp mang tính cộng đồng chung. Tất cả các trò vẽ vời, cắt dán, chơi đàn, múa hát đều được biến thành trò chơi.

Giáo dục Mỹ tạo cho đứa trẻ có cái nền vững chắc, từ đó mới “đắp” kiến thức lên

Nên các bạn để ý mà coi, người phương tây họ có một cảm quan nghệ thuật, một gu thưởng lãm rất tốt. Hoặc ít ra họ cũng cùng nhau tạo nên một không gian sống, nếu chưa phải nghệ thuật thì cũng rất đẹp, gọn gàng, ngăn nắp và có “gu”.

Ngay cả một người bình thường, cách nói chuyện của họ cũng rất duyên, hài hước, điệu bộ cử chỉ rất sinh động. Vì sao bạn biết không? Vì họ đã được học đóng kịch, học diễn thuyết trong trường từ bé. Mọi thứ đâu phải tự nó có, mà do cách giáo dục rất “âm thầm”, nhẹ nhàng.

o my tre con ve nha toan choi kem chung hoc la hong
Trong khi trẻ con Việt đang là “tiến sĩ”, thì con nhà người ta đang đi chơi, đi múa, đi hát, đi tập thể thao. (Ảnh minh họa: Parenting)

Hết cấp 1, cấp 2, trẻ con ở Mỹ đã cứng cáp xương cốt, sức khỏe dồi dào, cách nhìn nhận thế giới sinh động, kỹ năng sống rất tốt. Trên cái nền rất vững ấy, họ mới đắp kiến thức lên. Khi đặt chân vào cấp III, bọn trẻ mới bắt đầu tăng tốc.

Lên đại học, hoặc những bậc cao hơn, với sự chuẩn bị dài hơi trước đó, lúc ấy họ mới thể hiện hết khả năng. Lúc ấy mới trả lời được câu hỏi tại sao thuở bé mình “giỏi” thế mà càng về sau càng đuối. Ngược lại, hồi nhỏ họ “chậm” vậy mà giờ họ... khủng khiếp vậy.

Trẻ con Mỹ được chuẩn bị trước cái phần cứng cho rộng, cái cấu hình cho mạnh, lúc ấy mới cài phần mềm vào và chạy máy. Chứ không phải cỗ máy có vài chục GB mà đã cài đủ thứ phần mềm vào, bắt nó chạy. Kết quả là thể chất cũng yếu mà cái đầu cũng gục.

Hình thức giáo dục cấp 1 học như tiến sĩ, còn tiến sĩ lại học như cấp 1 hoàn toàn ngược với thế giới. Do vậy nếu so sánh với thế giới ở trình độ cấp 1, cấp 2 sẽ thấy trẻ con Việt hơn đứt trẻ con Mỹ là đúng rồi. Bởi trong khi trẻ con Việt đang là “tiến sĩ”, thì con nhà người ta đang đi chơi, đi múa, đi hát, đi tập thể thao mà.

XEM THÊM

o my tre con ve nha toan choi kem chung hoc la hong 'Đây là nhà của bố và con đang ở nhờ mà thôi'

Sự phân định rất rõ ràng giữa trách nhiệm, tình thương, và sự nuông chiều làm cho con người ta không thể tìm thấy nổi ...

o my tre con ve nha toan choi kem chung hoc la hong Làm mẹ kiểu Mỹ: Không cần hoàn hảo, không cần hi sinh vì con

Làm mẹ ở Việt Nam mệt mỏi, còn làm mẹ kiểu Mỹ thì không cần phải hi sinh vì con cái. Làm mẹ nhưng vẫn ...

o my tre con ve nha toan choi kem chung hoc la hong Khai giảng ở Pháp: Không bóng bay, không tập dượt, không ngồi nghe diễn văn

Chị Nguyên Kan - bà mẹ 3 con sống tại Pháp chia sẻ về lễ khai giảng đơn giản và gần gũi, không bóng bay, ...

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.