Con vào lớp 1: Chuyển trường mầm non cho con 4 lần để tìm được trường không dạy chữ

Chị Nguyễn Thị Hòa (Đồng Nai), với kinh nghiệm 10 năm dạy học sinh lớp 1 chia sẻ, phụ huynh không nên quá áp lực hay lo lắng cho con học chữ trước mà nên rèn cho trẻ những kĩ năng cần thiết trước khi trẻ vào lớp 1.

Không cần cho con học trước chương trình lớp 1

Theo Nguyễn Thị Hòa, phụ huynh có con vào lớp 1 thường rất lo lắng và hoang mang. Hầu hết, phụ huynh đều lo sợ con không học trước sẽ thua kém bạn, con sẽ chán học,  sợ bị cô trách mắng khi con chưa biết đọc, sợ đủ thứ.

Mặc dù là giáo viên lớp 1, nhưng chị Hòa không dạy thêm hoặc dạy trước chương trình cho con ở nhà. Vậy nên, tất cả các kiến thức đều mới mẻ, buộc cháu phải tìm hiểu ở lớp.

Trước lo ngại trẻ có thể bị đuối, học kém, bắt kịp bài học chậm hơn so với các bạn cùng lớp đã học thêm trước của nhiều phụ huynh, chị Hòa cho biết: "Các cháu chỉ đuối 1 tháng đầu khi vào chương trình học thôi. Sau đó, trẻ chỉ mất 1 đến 2 tháng là bắt kịp chương trình học với các bạn ngay. Nếu em nào chậm lắm thì là hết học kì 1, đến cuối năm thì có em vượt bậc hơn hẳn dù chưa từng học trước chương trình. Vậy nên phụ huynh không cần quá lo lắng hay áp lực mà thúc ép con học trước".

Chia sẻ với chúng tôi về một trường hợp học sinh trong lớp hiện tại chị dang giảng dạy, chị Hòa kể: "Cũng có những em, bố mẹ rất quan tâm đến việc học của con, cho bé học chữ từ năm 4 tuổi. Nhưng vào lớp 1, bé lại học không bằng những em chưa học. Hoặc năm học này, lớp tôi cũng có một học sinh học trễ 1 tháng so với các bạn cùng lớp.

Em ấy vào lớp như tờ giấy trắng, không viết được chữ. Nhưng hiện tại, khi đã sang học kì hai, em học sinh này không hề thua kém gì các bạn trong lớp", chị Hòa cho biết thêm.

Con vào lớp 1: Chuyển trường mầm non cho con 4 lần để tìm được trường không dạy chữ - Ảnh 1.

Trẻ chỉ mất 1 đến 2 tháng là bắt kịp chương trình học lớp 1. (Ảnh minh họa)

Con vào lớp 1 không nên nhồi nhét quá nhiều kiến thức

Thay vào việc cho con đi học trước chương trình như những phụ huynh khác, chị Hòa lại chọn cho con một cách học hoàn toàn mới. Chị cho rằng, nếu trẻ được chuẩn bị đủ kĩ năng cần thiết, không học trước chương trình vẫn có thể theo kịp tốt.

Chị Hòa là giáo viên tiểu học, với kinh nghiệm 10 năm dạy học sinh lớp 1, chị chia sẻ: "Tôi từng chuyển trường mầm non cho con 4 lần để tìm được trường không dạy chữ theo chuẩn qui định của Bộ GD&ĐT.

Khoảng thời gian 4 - 5 tuổi, mình chưa cần nhét chữ vào đầu con. Tuổi đó con cần được rèn trí nhớ, tập trung, tự giác, đàm thoại, lắng nghe, sáng tạo qua các bài hát, thơ, ca, các hoạt động trải nghiệm… chứ không phải là chữ và các con số.

Vậy nên, khi con vào vào lớp 1, cháu không hề bỡ ngỡ ở môn nào trong chương trình học. Cháu chỉ việc lấy những kĩ năng được chuẩn bị sẵn đó ra dùng".

Theo chị Hòa, tuy chị không cho con học trước chương trình 1 – 3 tháng như nhiều phụ huynh hiện nay, nhưng công cuộc chuẩn bị trước khi con vào lớp 1 lại kéo dài và tỉ mẩn hơn rất nhiều. Cụ thể: "Mỗi ngày tôi dành 30 phút đọc sách cho con từ hồi mang bầu tới giờ trước khi đi ngủ. Mức độ sách tùy theo độ tuổi để tăng dần kĩ năng lắng nghe và tập trung.

Từ lúc 2 - 3 tuổi, mỗi tối tôi dành 30 phút để tô màu, vẽ tranh, làm đồ thủ công, chơi lego, đồ chơi... với con để rèn sự sáng tạo, tính tập trung, sử dụng bút, thước, để rèn sự khéo léo cho con.

Từ 3 tuổi tôi đã giao cho con tự chuẩn bị đồ, sữa đi học, sắp xếp đồ chơi, gấp đồ áo của mình. Vào lớp 1, ngay từ những ngày đầu chưa biết chữ, con được học thuộc thời khóa biểu rồi dạy ghi nhớ từng cuốn sách, vở để tự soạn sách vở. Tôi hay trò chuyện sau mỗi ngày học, để xem con hào hứng với trường hay không. Tôi còn giả bộ chưa thuộc thơ, bài để con đọc dạy lại mẹ. Vì thế ở mầm non, đi học con rất chú ý nghe cô dạy thơ ca để còn về nhà dạy lại mẹ…

Cuối tuần tôi cho con tham gia một vài lớp workshop, nếu không thì bố mẹ cho con đi công viên, sở thú, bờ sông… cho con tiếp xúc thiên nhiên để khám phá cây cỏ, con vật nhiều nhất có thể".

Con vào lớp 1: Chuyển trường mầm non cho con 4 lần để tìm được trường không dạy chữ - Ảnh 2.

Khi con vào lớp 1 không chỉ là hành trình của con và giáo viên mà phụ huynh cũng có vai trò quyết định rất lớn. (Ảnh minh họa)

Thừa nhận mình may mắn khi vừa là giáo viên vừa là phụ huynh, nên hiểu được tâm lí cũng như biết con cần gì, nên làm những gì, chị Hòa cho biết, khi vào lớp 1, con có thể viết vẫn chưa đẹp, làm toán có thể vẫn sai nhưng đó là điều bình thường. Trong lớp học hiện tại của chị Hòa có gần 80% học sinh học chữ trước từ năm 4 tuổi, nhưng có đến 70% trong số đó đến giờ tiếp thu bài chậm hơn những bạn chưa học kia.

Khi con vào lớp 1 không chỉ là hành trình của con và giáo viên mà phụ huynh cũng có vai trò quyết định rất lớn.

Chia sẻ về những vấn đề chung phụ huynh thường mắc phải, chị Hòa cho rằng, phụ huynh thường thương con, nghĩ con còn bé nên nuông chiều, thấy con khóc than lại mềm lòng. Có những bé vẫn chờ bố mẹ vẫn soạn sách vở cho, sắp xếp đồ chơi cho, nói không được một câu hoàn chỉnh, học bài thì mẹ ngồi bên mới học… chính điều này khiến trẻ không chịu tự lập, có trách nhiệm với việc học của bản thân.

Còn với mình, chị Nguyễn Thị Hòa cho biết thêm, khi con mình vào lớp 1, việc học bài của con nhiều nhất là 45 phút, con chỉ cần hoàn thành bài tập cô giáo giao, nếu con hoàn thành sớm thì có thể bổ sung thêm 1 - 2  bài toán nhỏ chứ không nhồi nhét quá nhiều.

Ngoài ra, để giúp con cảm thấy hứng thú với việc học, việc đọc mình chỉ rèn qua việc đọc truyện chứ không rèn con đọc theo trong sách nên sách rất mới mẻ. Vậy nên, khi con đi học về toàn khoe với mẹ rằng cô dạy bài thơ mới rồi dạy con cái này cái kia (trong SGK) rất hứng thú. Như vậy, mỗi lúc lên lớp cháu sẽ có hứng thú để chú tâm vào bài học hơn.

Khi phụ huynh ép con học nhiều bài tập, nhiều thời gian sẽ khiến con chán học, học đối phó, vô tình giết đi sự hứng thú, ham muốn khám phá bài học của con.

Với phương pháp này, bé sẽ hào hứng với việc học hơn rất nhiều, cảm thấy hạnh phúc và mới mẻ trước từng bài học, quan trọng là bé luôn tự tin, thích thú trong cuộc sống. Còn ngày cuối tuần, con sẽ hoàn hoàn tự do bay nhảy, không học bài.

Trước phương pháp giảng dạy có phần 'thoáng', ưu tiên nhu cầu của con như trên, chị Nguyễn Thị Hòa cho biết mục tiêu của chị khi con vào lớp 1 không áp lực nhiều mà tùy vào khả năng của bé. Hiện tại, mặc dù chưa học trước nhưng con đã đạt được mức đọc thông, viết thạo và hiểu văn bản, mức yêu cầu tối thiểu cho học sinh lớp 1.

Với phương pháp này, chị chia sẻ: "Không phải là mình bỏ lơ việc học, để cho con chơi không mà do làm giáo viên, mình sẽ nắm được những yêu cầu cần đạt cho con về kiến thức của mỗi lớp học".

Cha mẹ đăng kí cho con vào lớp 1 trường công lập ở Hà Nội cần chuẩn bị giấy tờ gì?Cha mẹ đăng kí cho con vào lớp 1 trường công lập ở Hà Nội cần chuẩn bị giấy tờ gì? Học sinh lớp 1 có nguy cơ bị mù, cô giáo dặn nói với bố mẹ con tự lấy tay chọc vào mắtHọc sinh lớp 1 có nguy cơ bị mù, cô giáo dặn nói với bố mẹ con tự lấy tay chọc vào mắt Lịch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 tại Hà Nội năm học 2019-2020Lịch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 tại Hà Nội năm học 2019-2020
chọn
VKS đề nghị tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan 'mức án nghiêm khắc nhất'
TP HCMTheo VKS, bà Trương Mỹ Lan phạm tội có tổ chức trong thời gian dài, thủ đoạn tinh vi, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng thu hồi... nên đề nghị tòa tuyên phạt "mức án nghiêm khắc nhất".