Trên đây là bức vẽ của một bạn học sinh học hết lớp 1 tại một ngôi trường ở Hà Nội. Bạn có một giấc mơ rất lớn, mơ làm giám đốc. Giấc mơ to là vậy nhưng chữ "đốc" thì đánh vần tới quá 3 lần vẫn chưa thành công.
Cô mặc kệ cứ thế treo lên bảng trong ngày khai giảng 5/9 khi ông bà và các bố mẹ tới lớp dự buổi triển lãm các dự án của lớp con. Không ông bà bố mẹ nào bảo sai/đúng gì cả mà chỉ thấy yêu thôi. Để tác phẩm đó giữ lại chục năm nữa sau này lớn lên làm giám đốc thật rồi lấy ra xem lại cái chữ lớp 1 của mình ngày xưa nó yêu tới mức nào. Lúc đó chắc chắn “giám đốc” sẽ yêu trường lắm lắm và biết ơn ông bà cha mẹ lắm lắm đấy. Mọi người xem những bài viết của trẻ con Mỹ lớp 1, 2, 3 sẽ thấy đầy lỗi chính tả, lỗi đánh vần và lỗi ngữ pháp mà vẫn rất đáng yêu, đáng đọc, đáng khen thưởng.
Thầy của bạn ấy đây, hồi lớp 5 mà 100% không biết từ "giám đốc" là gì và chắc chắn 101% không thể nói được ước mơ của bản thân ra. Dù chỉ là mơ được ăn cơm với thịt thôi cũng không dám nói, chứ viết ra thì là không tưởng. Cho đến tận bây giờ khi viết bài này thì thầy của bạn ấy vẫn thi thoảng phải vào Google tra một từ tiếng Việt khó hoặc lâu lắm không viết không nói. Thì vẫn viết được nói được đấy thôi có sao đâu?
Thật hài hước khi tôi đọc 1 bài phản biện cách học đọc viết theo Công nghệ giáo dục thì có 1 bình luận phía dưới kiểu thế này: "Tôi là học sinh học hết cấp 1 ở trường Thực nghiệm, học toán rất cao cấp và tôi nhớ lớp 4 hay 5 gì đó đã học tác phẩm Trinh phụ ngâm.”
Vâng. Dù cấp 1 có học cái cao cấp hay đỉnh cấp thế nào mà khi ra đời không dùng đến thì cũng quên hết. Vì nó là thứ vô dụng nếu không cần cho cuộc sống hoặc có thể cần nhưng không cần nhớ hoặc không thể nhớ vì đã có máy nhớ giúp, khi cần đến chỉ việc tra thôi.
Nguy hiểm nhất là ở chỗ cứ tưởng mình học rồi, mình biết rồi mà không tra cứu, không thận trọng suy nghĩ kĩ trước khi nói/ viết và nhất là trước khi làm. Khi đó thì dù đã học rồi mà vẫn nói/viết/làm sai thì sẽ bị trả giá. Còn người dù chưa học hoặc dù đã từng sai và bị trả giá sớm thì sẽ có bài học sống động bằng cách học thông qua rút kinh nghiệm và thái độ sống, lối sống cũng sẽ khác. Chúng ta học hỏi qua những lỗi lầm từng mắc phải mà.
Trẻ con không cần phải hoàn hảo. Trẻ con không nên học những thứ cao cấp. |
Trẻ con không cần phải hoàn hảo. Trẻ con không nên học những thứ cao cấp. Trẻ con không nên học từ trừu tượng tới cụ thể mà nên học từ cụ thể tới trừu tượng. Cứ để trẻ con mắc lỗi và rút kinh nghiệm theo thời gian chúng sẽ trưởng thành hơn thật sự vì chúng sẽ tự khái quát hóa, tự trừu tượng hóa mọi thứ được và cuộc sống vui vẻ hơn sống động hơn.
Suốt cấp 1-2 tôi không học hành gì vì có muốn học cũng không thể hiểu bài do thầy cô dạy cực khó hiểu và đọc sách giáo khoa thì như mê cung. Những lúc rảnh thì tôi xem tivi đọc báo đọc sách nghe đài và thích suy nghĩ theo cách của mình độc lập, thích tưởng tượng theo cách của mình.
Thế mà cấp 3, khi có ước mơ làm bác sỹ hoặc nhà tâm lí chữa bệnh cho người điên, thì tôi vẫn đứng đầu lớp các môn tự nhiên và đi thi các cấp ngon lành. Vẫn du học bằng học bổng nước ngoài và có đủ tiền tiết kiệm khi về nước mua nhà và lập trường mầm non cho con học.
Hồi mới về nước, tôi vẫn hay viết bài trên facebook, cộng đồng tuy vẫn "like" nhưng chê là nhiều lỗi ngữ pháp tiếng Việt. Vì lâu không dùng nên quên chứ bài văn thi học kì 1 lớp 10 của tôi vẫn còn được cô dạy văn đọc trước toàn trường nghe để tuyên dương cơ đấy. Ngày ấy đề của sở yêu cầu phân tích câu "muốn qua sông phải bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy".
Tôi vừa tra google để quyết định viết chữ "lấy" chứ không phải "nấy" vì "di sản" dân Hưng Yên không phân biệt được “l” và “n” mà. Nhưng qua việc viết bài này, tôi tin là lần sau tôi chắc chắn không bị "nẫn nỗn" chữ lẫn/nẫn trong câu này nữa hihi. Chứ mà tôi lại tự tin không tra google trước khi viết thì kiểu gì cũng sẽ biến kiệt tác "Chinh phụ ngâm" thành “Trinh phụ ngâm” như người từng học tiếng Việt hết tiểu học theo các đánh vần theo công nghệ giáo dục kia mất.
XEM THÊM
'Đây là nhà của bố và con đang ở nhờ mà thôi'
Sự phân định rất rõ ràng giữa trách nhiệm, tình thương, và sự nuông chiều làm cho con người ta không thể tìm thấy nổi ... |
Bố mẹ Việt lười chơi với con nhất!
Ở Việt Nam mình, không có thói quen, cũng chẳng theo quy định, cha mẹ ít chơi với con. Đó là thiệt thòi lớn của ... |
Đọc chữ bằng ô vuông, tam giác, tròn đang được cộng đồng mạng tranh luận như thế nào?
Việc đọc chữ bằng ô vuông, tam giác, hình tròn đang trở thành vấn đề được quan tâm trên khắp các diễn đàn, trang mạng ... |
Đọc chữ bằng ô vuông, tam giác hiệu quả hơn cách 'truyền thống'?
Trước những phản ứng trái chiều của dư luận, thầy giáo Nguyễn Thành Nam đã lý giải và phân tích về cách học sinh đọc ... |
Giáo dục 09:27 | 13/09/2018
Giáo dục 06:35 | 12/09/2018
Giáo dục 03:32 | 12/09/2018
Giáo dục 23:00 | 11/09/2018
Giáo dục 11:00 | 11/09/2018
Giáo dục 10:36 | 11/09/2018
Giáo dục 09:22 | 11/09/2018
Giáo dục 23:04 | 10/09/2018