4 địa điểm du lịch tâm linh vừa thiêng vừa đẹp tại Sóc Trăng

Dưới đây là một số địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Sóc Trăng mà du khách nên đến trải ngiệm.

Sóc Trăng cách TP HCM khoảng 231 km. Đây là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên đẹp, vườn cây ăn trái trĩu quả cùng nét văn hóa lâu đời của cư dânmiền sông nước. 

Nơi đây cũng được xem là địa phương có thế mạnh trong việc phát triển du lịch tâm linh khi sở hữu nhiều ngôi chùa đẹp nổi tiếng có kiến trúc độc đáo, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan mỗi năm.

Chùa Som Rong đầy màu sắc

67266914_680222015737399_8252754778518454272_n

review-du-licca3ch-socc81c-tracc86ng-lycc81-thacc80nh-cocc9b-3

67648085_680222139070720_1153147694764523520_n

67088872_680221732404094_1568198074231160832_n

Ngôi bảo tháp uy nghi trong khuôn viên chùa Som Rong.

67156637_680221879070746_1231651600922050560_n

66777530_680221822404085_4478903346375163904_n

Hành lang chùa Som Rong.

Chùa Som Rong có tên đầy đủ là chùa Botum Vong Sa Som Rong. Ngôi chùa đầu tiên vốn dĩ làm bằng lá tranh đơn sơ, nhưng sau này được quyên góp làm thành công trình kiến trúc đồ sộ như hiện tại. 

Công trình kiến trúc ở đây được thiết kế đầy màu sắc với nhiều tượng, phù điêu ấn tượng. Nhưng nổi bật nhất vẫn là kiến trúc trắng phau mang lại sự thoáng đãng thanh tịnh. 

Chùa tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng,  Phường 5, TP Sóc Trăng. Chùa đã được lập nên từ cách đây 600 năm. Đến nay ngôi chùa này vẫn tiếp tục được mở rộng với những công trình mới đặc biệt là tượng Phật nằm đang trong giai đoạn thi công, dự kiến đến 2020 sẽ hoàn thiện, và tu bổ những công trình cũ.

Chùa Kh'leang với kiến trúc Khmer đặc trưng

67329218_680222652404002_4719972426111254528_n

67555281_680222622404005_1383479424980090880_n

67120528_680222425737358_6559158451111460864_n

Chùa Kh'leang nằm ở số 11 Nguyễn Chí Thanh, Phường 6, TP Sóc Trăng. Địa điểm tâm linh này cách chùa Som Rong  khoảng 1.700 m về hướng thị trấn Đại Ngãi. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Sóc Trăng, được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIV. 

Ngôi chùa nằm trong một khuôn viên rộng lớn với nhiều hàng cây cổ thụ, mà phần lớn là cay thốt nốt bao quanh tạo nên một không gian đặc trưng. Chỉ cần bước qua cổng chính ở đường Tôn Đức Thắng, du khách như rơi vào một bóng râm khổng lồ.

Điều thú vị của ngôi chùa này chính là ở phần chính điện có mái được chạm trổ hoạ tiết màu vàng, nhưng cột trụ lại được thiết kế theo lối kiến trúc cột corinth của người Hy Lạp, tạo nên dấu ấn kiến trúc độc đáo so với những ngôi chùa khác. Cũng không ngạc nhiên khi Kh'leang được công nhận là một di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia.

Chùa Chén Kiểu hay còn gọi là chùa "Sà Lôn"

67761600_680222895737311_1643177839463235584_n

67426789_680222965737304_2080367078828670976_n

67067538_680222485737352_982531557744967680_n

67264047_680222799070654_6805769443113697280_n

67242910_680222559070678_1553056313058000896_n

67237839_680222712403996_4995148524044681216_n

67721433_680222462404021_1651459696051093504_n

67394241_680222692403998_1684933137852792832_n

Ngôi chùa này nằm ở quốc lộ 1A, Đại Tâm, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng. Nằm xa về phía nam thành phố Sóc Trăng, nhưng công trình này độc đáo bởi những họa tiết, hoa văn làm từ những tô chén màu sắc, và đặc biệt những hoạ tiết mosaic ấn tượng. 

Đặc biệt, phần mái chánh điện được xây dựng theo thiết kế dạng tam cấp, gồm 3 nếp, ở trên cùng hình tam giác, có đỉnh nhọn vươn cao lên bầu trời.

Chùa có tên Khmer là đọc nhanh thành "Sà Lôn". Sở dĩ chùa "Sà Lôn" còn được gọi là "chùa Chén Kiểu" là do dùng những mảnh chén, đĩa sứ ốp lên tường để trang trí.

Đến năm 1980, việc xây dựng cơ bản hoàn thành. Nhưng do thiếu kinh phí, nên nhà chùa có sáng kiến dùng chén dĩa kiểu để trang trí phần sau ngôi chánh điện. Tên chùa Chén Kiểu bắt nguồn từ đó.

Chùa Mahatup (chùa Dơi)

67613332_680222935737307_8706492247702503424_n

67591121_680222869070647_6649998916387340288_n

67305707_680223165737284_4944591755333861376_n

Chùa Dơi nằm ở đường Văn Ngọc Chính, Phường 3, TP Sóc Trăng. Đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất Sóc Trăng vì xung quanh chùa có một cánh rừng với chủ yếu là các cây sao và dầu, trong đó có hàng vạn con dơi đang sinh sống. 

Cứ chiều đến hàng vạn con dơi lại kéo về sân chùa che kín cả bầu trời. Các vị sư ở đây cho rằng việc dơi đổ về chùa là phúc lành nhà Phật cho ngôi chùa này nên họ rất tích cực bảo vệ bầy dơi.