1. Dùng password riêng cho từng tài khoản
Lỗi bảo mật cơ bản nhất, nhưng ai cũng sẽ mắc phải: dùng 1 password cho nhiều tài khoản. Cũng nhiều người cho rằng, password càng dài với nhiều ký tự đặc biệt, càng an toàn.
![]() |
Bạn thường dùng mật khẩu Gmail làm mật khẩu cho mọi tài khoản khác. Nghe rất quen thuộc phải không? |
Nhưng thực tế là một password dạng "thusauvuaroi" có mức độ bảo mật không kém gì so với password ">hu^auv7ar#i", nếu như nó chỉ được dùng với duy nhất 1 tài khoản.
https://haveibeenpwned.com/ là một trang web cung cấp thông tin về việc liệu tài khoản của bạn đã từng bị hacker tấn công hay chưa. Bạn có thể gõ tên đăng nhập hoặc địa chỉ email để kiểm tra thông tin. |
Cuộc sống ngày càng gắn liền với các giao dịch online, do đó mà các hacker cũng có thêm một nghề: buôn bán mật khẩu. Những vụ lộ mật khẩu hàng loạt như hàng triệu mật khẩu Gmail đầu năm 2016 dễ dàng trở thành món hàng cho các hacker buôn bán. Và nếu bạn dùng cùng một mật khẩu cho quá nhiều tài khoản, rủi ro rành cho bạn là rất cao.
Tuy nhiên điều này cũng không đồng nghĩa với việc khuyến khích bạn đặt cả loạt mật khẩu riêng biệt nhưng lại quá dễ đoán như "abcde" hay "1234abc". Nếu quá nhiều mật khẩu khiến bạn không thể nhớ nổi, phương án là hãy sử dụng phần mềm quản lý mật khẩu như KeePass Password Safe.
2. Dùng xác nhận 2 bước, bất cứ khi nào có thể
Xác nhận 2 bước khiến cho mọi mật khẩu trở nên an toàn hơn rất nhiều. Ngay cả khi có password của bạn, hacker cũng cần truy cập được vào điện thoại hoặc thiết bị bảo mật của bạn để có mã xác nhận cho lớp bảo mật thứ 2.
![]() |
Token key (thiết bị bảo mật) |
Tuy vậy, việc bảo mật 2 lớp cũng phần nào phụ thuộc vào công nghệ của đơn vị cung cấp dịch vụ. Hãy tự bảo vệ mình bằng cách tạo cho mỗi tài khoản một mật khẩu riêng, không trùng lặp.
3. Sử dụng các tiện ích chống quảng cáo trên trình duyệt web
Các đường link ẩn có nhiều vỏ bọc khác nhau, và người dùng thường không thể nhận thức được sự có mặt của chúng. Bên cạnh những quảng cáo phiền toái, nhiều link ẩn chứa các mã độc để thu thập thông tin của người dùng hay cài các phần mềm gián điệp.
Do đó, để thuận tiện cho cả việc lướt web cũng như tăng tính bảo mật khi online, các add-on (tạm dịch: phần cài thêm) chống quảng cáo là hết sức cần thiết. Với trình duyệt Mozilla Firefox, chúng tôi khuyến nghị sử dụng add-on Adblock Plus. Còn với Google Chrome, uBlock Origin là một lựa chọn đáng lưu ý.
![]() |
Trình duyệt không sử dụng tiện ích chống quảng cáo... |
![]() |
... và khi đã sử dụng. |
Cuối cùng, bạn có thể nghĩ rằng các phần mềm độc hại chỉ xuất hiện tại các trang web "ngoài luồng". Nhưng thực tế, ngay cả những trang web danh tiếng như BBC hay New York Times cũng đã từng bị hacker tấn công và cài mã độc.
4. Tránh đăng nhập các tài khoản quan trọng với mạng wi-fi công cộng
Mạng wi-fi công cộng như tại các quán cà phê hay sảnh khách sạn luôn trong trạng thái mở cho tất cả mọi người, và do đó cũng không có một cơ sở nào đảm bảo dữ liệu bạn gửi đi qua wi-fi không bị người khác xem lén.
![]() |
Internet công cộng như tại các quán cà phê luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. |
Trong trường hợp cần giao dịch, hãy sử dụng internet di động (qua sim 3G hay qua chức năng phát sóng 3G của điện thoại) để truy cập.
Ngoài ra, với các truy cập thông thường, việc sử dụng tính năng trình duyệt ẩn danh (incognito mode hoặc private browsing) cũng là một hành động cần thiết để tránh việc các nội dung được gửi đi từ máy tính của bạn bị ghi lại.
![]() |
200 nghìn đồng có thể mua gì để "nâng cấp" đời sống công nghệ?
Nhờ vào sự phát triển ngày càng nhanh chóng mà con người có thể tận hưởng những thiết bị công nghệ tiên tiến với chi ... |