11h20:
HĐXX cho biết, các bị cáo đã được nghe hành vi phạm tội về việc chi trả lãi ngoài, các bị cáo giám đốc chi nhánh có tài liệu thống kê và về nhà làm danh sách về việc khắc phục hậu quả, trả tiền chi lãi ngoài cụ thể từng ngày tháng
Về vấn đề luật sư đề nghị được trao đổi với các bị cáo tại tòa thì HĐXX không chấp nhận.11h20 HĐXX nghỉ. Chiều 13h30 tiếp tục làm việc
10h30:
43 giám đốc OceanBank các chi nhánh trên cả nước bị truy tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Cáo trạng cho rằng, các bị cáo này đều là những người đứng đầu các chi nhánh, đã tiếp nhận chủ trương chi lãi ngoài đối với khách hàng gửi tiền từ lãnh đạo Oceanbank, từ Giám đốc các khối nghiệp vụ, sau đó phân công, chỉ đạo các nhân viên tại chi nhánh thực hiện chi tiền ngoài lãi suất huy động cho khách hàng.
Lực lượng cảnh sát đưa bị cáo Hà Văn Thắm vào phiên tòa sơ thẩm sáng ngày 28/2. |
Hành vi của các bị cáo này đã vi phạm quy định của NHNN về trần lãi suất huy động, gây thiệt hại cho Oceanbank. Cáo trạng cho rằng, hậu quả thiệt hại tại từng chi nhánh, phòng giao dịch là hậu quả của việc triển khai thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo và các khối nghiệp vụ thuộc Hội sở Oceanbank.
Quá trình điều tra, các bị cáo thành khẩn khai nhận, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra thu thập tài liệu, số liệu. Các bị cáo này đều là người làm công, có nhân thân tốt nên cần được phân hóa, xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Mặc dù không được hưởng lợi, nhưng một số bị cáo đã có thái độ tích cực tự mình hoặc cùng với khách hàng tự nguyện nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra để khắc phục toàn bộ hoặc một phần hậu quả.
9h40: HĐXX tiếp tục làm việc.
Nguyên tổng Giám đốc Công ty BSC bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cáo trạng truy tố thể hiện, theo sự giới thiệu của Nguyễn Văn Hoàn, tháng 4/2009, Phạm Hoàng Giang được Thắm tuyển vào làm Phó phòng Pháp chế OceanBank.
Để thực hiện việc sử dụng Công ty BSC ký các hợp đồng dịch vụ thu phí đối với khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Đại Dương, lấy tiền chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi của VN theo yêu cầu của Sơn, ngày 2/4/2009, theo sự chỉ đạo của Thắm, Hoàng Thị Hồng Tứ - Chủ tịch HĐQT Công ty BSC đã ký quyết định bổ nhiệm Giang giữ chức vụ TGĐ Công ty BSC.
Sau khi lên nắm giữ cương vị mới, ngày 1/8/2009 Giang ký hợp đồng lao động với Nguyễn Thế Duẩn để làm nhiệm vụ soạn thảo, thẩm định các hợp đồng dịch vụ. Đến tháng 6/2010 Duẩn nghỉ việc, Giang đã ký hợp đồng lao động cho Nguyễn Tuấn Mạnh để làm thay công việc của Duẩn.
Kết quả điều tra xác định, trong thời gian nắm giữ chức vụ TGĐ Công ty BSC, Công ty BSC đã ký 721 hợp đồng dịch vụ khống, thu tổng số tiền hơn 50 tỷ đồng. Trong đó Giang trực tiếp ký 622 hợp đồng để Công ty BSc thu tổng số hơn 37 tỷ đồng và ký nháy cho Tứ 48 hợp đồng thu hơn 8 tỷ đồng. Ngoài ra, Giang còn ký 80 hợp đồng mua bán chuyển nhượng bất động sản/tài sản có kỳ hạn cho khách hàng không đủ điều kiện vay vốn của OceanBank thu gần 19 tỷ đồng phí hợp đồng repo tài sản.
Tổng số tiền thu phí trái luật liên quan đến trách nhiệm của Phạm Hoàng Giang là gần 69 tỷ đồng để Thắm sử dụng chi cho Sơn theo yêu cầu chi "chăm sóc khách hàng" là đã giúp sức cho hành vi phạm tội của Thắm và Sơn.
9h30: HĐXX tạm nghỉ giải lao.
Hai đại diện VKSND TP Hà Nội thay nhau đọc bản cáo trạng dài 135 trang về nội dung vụ án. (Ảnh Xuân Trường) |
9h00: Hành vi phạm tội của Nguyễn Minh Thu - nguyên Phó TGĐ OceanBank
Nguyễn Minh Thu - nguyên TGĐ OceanBank. (Ảnh Chí Hiếu) |
Cáo trạng xác định, vào năm 2009, Thu đã trực tiếp nhận chỉ đạo của Nguyễn Xuân Sơn về thực hiện trên toàn hệ thống OceanBank việc thu thêm tiền chênh lệch ngoài tỷ giá trong hợp đồng bán ngoại tệ cho khách hàng.
Thực hiện chỉ đạo này, Thu giao cho Nguyên Hoài Nam - Giám đốc khối nguồn vốn OceanBank làm đầu mối phối hợp với các chi nhánh, cung cấp tỷ giá vượt trần khi có khách mua ngoại tệ để thực hiện việc bán ngoại tệ cho khách hàng với tỷ giá cao hơn trần tỷ giá do NHNN quy định, phần chênh lệch được thu qua hợp đồng dịch vụ với Công ty BSC. Khối nguồn vốn và các chi nhánh của OceanBank khi thực hiện 651 hợp đồng mua bán ngoại tệ với khách hàng đã yêu cầu khách hàng ký 200 hợp đồng dịch vụ với Công ty BSC, thu được nguồn phí tổng cộng gần 13 tỷ đồng để dùng chi theo yêu cầu của Sơn.
Nguyễn Minh Thu nhận thức được việc thu chênh lệch tỷ giá ngoại tệ ngoài hợp đồng là trái với quy định của pháp luật nhưng vẫn thực hiện theo chỉ đạo của Sơn.
Thu chỉ biết các khoản thu chênh lệch tỷ giá này được chuyển về Công ty BSc là Công ty của Thắm nhưng không biết Thắm và Sơn sử dụng tiền này vào mục đích gì.
Hành vi của Thu đã giúp sức cho Sơn thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để vụ lợi của mình. Trong quá trình điều tra, Thu đã thừa nhận hành vi sai phạm của mình, thành khẩn khai báo, không được hưởng lợi cá nhân.
8h30: Hành vi phạm tội của Nguyễn Văn Hoàn - nguyên Phó TGĐ OceanBank
Theo nội dung bản cáo trạng thì Hoàn khai nhận vào khoảng tháng 3/2009, Hoàn nhận được chỉ đạo của Thắm về việc thu thêm tiền ngoài hợp đồng khi cho vay thông qua Công ty BSC từ 2 đến 2,5% trên tổng số tiền giải ngân.
Theo chủ trương này, Hoàn đã thông báo cho Giám đốc các chi nhánh phối hợp với phía Công ty BSC do Phạm Hoàng Giang là TGĐ để triển khai thực hiện đồng thời ra mức lãi suất mà hội đồng/ủy ban tín dụng thống nhất để các chi nhánh thực hiện. Hoàn thừa nhận việc "thu phí" nêu trên là trái quy định của NHNN.
Ngoài ra, theo chỉ đạo của Thắm, Hoàn còn sử dụng Công ty BSC ký các hợp đồng mua bán tài sản/bất động sản có kỳ hạn (hợp đồng repo) với khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhưng không đủ điều kiện vay để Công ty BSC sử dụng thế chấp vay tiền tại OceanBank, chuyển cho khách hàng sử dụng nhằm thu thêm 1 khoản phí khi khách hàng thực hiện việc mua lại tài sản/bất động sản đã ký hợp đồng repo với Công ty BSC.
Số tiền phí gần 19 tỷ đồng Công ty BSC thu được dưới hình thức này cũng được Thắm sử dụng thực hiện việc chi "chăm sóc khách hàng" cho nhóm khách hàng PVN theo yêu cầu của Sơn. Hoàn phải có trách nhiệm đối với số tiền này.
Như vậy, hành vi của Hoàn đã giúp sức cho Sơn và Thắm thực hiện chủ trương thu phí của khách hàng vay tại OceanBank thông qua việc ký hợp đồng dịch vụ khống và hợp đồng repo tài sản với Công ty BSC để lấy tiền chi ngoài theo yêu cầu của Sơn. Hậu quả Công ty BSC đã thu được từ nguồn phí dịch vụ ngoài lãi suất cho vay vốn là hơn 37 tỷ và nguồn phí thực hiện hợp đồng repo tài sản hơn 18 tỷ đồng. tổng cộng gần 56 tỷ đồng gây thiệt hại cho khách hàng và OceanBank.
Hành vi phạm tội của Nguyễn Xuân Sơn - nguyên Tổng giám đốc OceanBank
Theo bản cáo trạng truy tố, sau khi Tập đoàn dầu khí Việt nam (PVN) ký thỏa thuận trở thành cổ đông và đối tác chiến lược của OceanBank
Sơn được PVN cử sang làm Tổng giám đốc OceanBank từ ngày 1/12/2008 đến ngày 27/12/2010 làm ủy viên HĐQT OceanBank từ ngày 28/4/2009 đến ngày 27/12/2010 và dại diện phần vốn góp của PVN tại OceanBank từ ngày 6/12/2010 đến ngày 10/5/2011.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn trong được lực lượng dẫn giải vào phiên tòa sáng ngày 28/2. (Ảnh Chí Hiếu) |
Lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao và sự phụ thuộc của OceanBank vào nguồn tiền gửi huy động từ PVN, Sơn đặt vấn đề với Hà Văn Thắm về việc huy động được nguồn tiền gửi từ PVN thì OceanBank cần phải chi thêm tiền "chăm sóc khách hàng" ngoài lãi suất tiền gửi qui định trong hợ đồng đối với số tiền huy động vốn của PVN.
Đồng thời Sơn đề nghị với Thắm hai vấn đề. Thứ nhất, Oceanbank phải chi cho Sơn ngoài lãi suất tiền gửi quy định trong hợp đồng với mức trên, dưới 1%/năm/tổng số tiền gửi để huy động vốn từ nhóm khách hàng dầu khí. Sơn cho rằng, đây là mức chi phí thấp hơn so với các ngân hàng khác. Thứ hai, Thắm giao cho Sơn được toàn quyền quyết định việc chi phí mà không cần phải trao đổi chi tiết để Sơn được chủ động giải quyết.
Do OceanBank là Ngân hàng mới được chuyển đổi từ Ngân hàng nông thôn có quy mô nhỏ, khó cạnh tranh trong việc huy động vốn và Thắm tính toán mức chi thêm này sẽ khoảng trên dưới 01%/năm nên đã chấp nhận đề nghị của Sơn để giúp OceanBank thu hút được nguồn tiền gửi của nhóm khách hàng thuộc PVN. Khi bàn bạc về nguồn tiền chi cho Sơn để huy động vốn, Thắm và Sơn thống nhất sẽ “thu phí” của khách hàng vay vốn và khách hàng mua ngoại tệ, thông qua công ty cổ phần BSC Việt Nam - công ty sân sau mà Thắm nhờ người thân quen đứng tên.
Từ chủ trương "thu phí" đã thống nhất với Sơn, Hà Văn Thắm giao cho Nguyễn Văn Hoàn - Phó TGĐ Oceanbank thu phí chênh lệch lãi bằng hình thức: Công ty BSC ký các hợp đồng dịch vụ với khách hàng thu phí. Thực tế, các khách hàng không có nhu cầu cung cấp dịch vụ và Công ty BSC cũng không cung cấp cho họ dịch vụ gì. Tuy nhiên, họ vẫn phải ký hợp đồng để được vay vốn hoặc mua ngoại tệ và ngân hàng hợp thức được việc 'thu phí' chênh lệch.
Kết quả điều tra cho thấy, từ ngày 22/5/2009 đến ngày 31/1/2012, BSC đã thu hơn 70 tỷ đồng. Và sau đó, mỗi khi Sơn có nhu cầu về tiền, Thắm đều chỉ đạo thành viên Ban kiểm soát Oceanbank sử dụng nguồn tiền của BSC "thu phí" được để chi cho Sơn. Từ tháng 9/2009 đến 11/2010, công ty BSC đã chi cho Sơn hơn 69 tỷ đồng.
Về số tiền nhận được từ công ty BSC, Sơn khai không biết nguồn tiền đã nhận, chỉ biết Thắm phải chi theo thỏa thuận đã thống nhất với Sơn. Sơn khai, số tiền đó ông ta dùng để chi đối nội, đối ngoại cho Oceanbank và công ty OGC. Đến nay Sơn vẫn không thừa nhận việc bàn bạc, thống nhất với Thắm về chủ trương "thu phí".
Tuy nhiên, theo cơ quan điều tra, với tài liệu đã thu thập được, đủ căn cứ kết luận Sơn đã bàn bạc, thống nhất với Thắm chủ trương "thu phí" của khách hàng vay vốn và khách mua ngoại tệ, thông qua công ty sân sau của Thắm. Sơn là người hưởng lợi từ số tiền "thu phí" này.
Kết quả điều tra có căn cứ xác định Sơn đã nhận được hơn 69 tỷ đồng (trừ khoản 600 triệu mà Nguyễn Quốc Chiến - nguyên Giám đốc Chi nhánh Vũng Tàu đã nhận và chi).
Đối với hành vi phạm tội của Hà Văn Thắm.
Cáo trạng truy tố xác định Thắm là người tiếp nhận ý kiến của Sơn và đồng ý việc chi thêm phí "chăm sóc khách hàng" ngoài lãi suất trong hợp đồng tiền gửi theo yêu cầu của Sơn nhằm mục đích thu hút nguồn tiền gửi của PVN, đảm bảo than khoản của OceanBank.
Sau đó Thắm đã giao cho Nguyễn Văn Hoàn - phó TGĐ OceanBank triển khai việc thu chênh lệch lãi suất, giao cho cho Lê Thị Minh Nguyệt theo dõi việc "thu phí" và chi cho Sơn khi có chỉ đạo của Thắm.
Bị cáo Hà Văn Thắm trong buổi sáng ngày 28/2. (Ảnh Chí Hiếu) |
Đồng thời chỉ đạo việc bổ nhiệm Phạm Hoàng Giang - Phó trưởng Ban Pháp chế OceanBank làm TGĐ Công ty BSC để thực hiện ký hợp đồng dịch vụ "thu phí" với khách hàng.
Hà Văn Thắm thừa nhận việc đề ra chủ trương và chỉ đạo thực hiện thu thêm hí đối với khách hàng vay vốn tại OceanBank ngoài lãi suất trong hợp đồng là trái với quy định của NHNN.
Hành vi này của Thắm cùng với việc giao cho Sơn toàn quyền chủ động triển khai thực hiện việc chi thêm tiền "chăm sóc khách hàng" ngoài lãi suất theo hợp đồng tiền gửi dẫn đến việc Sơn chỉ đạo Nguyễn Minh Thu - nguyên Phó TGĐ OceanBank thu thêm phí ngoài tỷ giá trong hợp đồng bán ngoại tệ cho khách hàng, thông qua việc ký hợp đồng dịch vụ khống với Công ty BSC.
Hậu quả là Công ty BSC đã "thu phí" tổng số tiền gần 69 tỷ đồng qua việc ký 721 hợp đồng dịch vụ khống và 80 hợp đồng mua bán tài sản có kỳ hạn (hợp đồng Repo) gây thiệt hại cho OceanBank và khách hàng, tạo thêm nguồn phí để chi cho Sơn theo yêu cầu
Hành vi của Thắm đã đồng phạm với Sơn về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cơ quan điều tra xác định động cơ vụ lợi của Hà Văn Thắm là để thu hút tiền gửi từ PVN cho OceanBank do Thắm giữ cổ phần chi phối và là Chủ tịch HĐQT
8h15: HĐXX bắt đầu vào làm việc
Chủ tọa phiên tòa nhắc nhở: Sang đến ngày làm việc thứ 2, đề nghị những người có quyền và nghĩa vụ liên quan bắt buộc phải đến tham dự phiên tòa. Nếu không, Tòa sẽ đề nghị áp giải đến tòa.
HĐXX cho phép các bị cáo được ngồi nghe đại diện VKSND T Hà Nội công bố tiếp bản cáo trạng
Tóm tắt nội dung phiên tòa ngày 27/2
Phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm ngày đầu tiên 27/2 cho thấy nhiều tình tiết mới đặc biệt là mối quan hệ giữa Hà Văn Thắm và Phạm Công Danh, Hứa Thị Phấn trong việc chuyển giao Ngân hàng Đại Tín (sau này là Ngân hàng TMCP Xây dựng – VNCB) cho Thắm.
Năm 2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trương tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng yếu kém. Muốn thâu tóm Đại Tín, Thắm đã gây sức ép để Phấn chuyển cổ phần cho mình.
Đến tháng 2/2012, Phấn ký hợp đồng, bán 84.9% vốn điều lệ của Đại Tín cho Thắm với giá hơn 4.400 tỷ đồng. Sau đó, Thắm cho người vào quản lý Đại Tín nhưng không trả tiền, không cơ cấu tài sản của Phấn và cá nhân liên quan.
Phấn đe doạ Thắm sẽ lấy lại cổ phần bán cho người khác nên Thắm liền chuyển nhượng lại số cổ phần trên cho Phạm Công Danh với giá 800 tỷ đồng. Đồng thời OceanBank cho Danh vay 500 tỷ đồng, thế chấp bằng tài sản của Phấn.
Thắm còn chỉ đạo chi tiền ngoài lãi suất huy động đối với khách hàng tại OceanBAnk với số tiền hơn 985 tỷ đồng.
Liên quan vụ việc, PVN đầu tư vào OceanBank 800 tỷ đồng, chiếm 20% tổng vốn của ngân hàng. Việc này được thực hiện dưới thời của cựu chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn. Khi Ocean Bank được NHNN mua với giá 0 đồng, PVN mất trắng 800 tỷ.
Ngoài ra, công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Đà cũng góp 266 tỷ đồng (tương đương 6,65% cổ phần) đến nay cũng không có khả năng thu hồi. Như vậy hơn 1.000 tỷ đồng tiền Nhà nước 'bốc hơi' trong đại án OceanBank.