5 dấu hiệu đã tới lúc bạn nên mua smartphone Android mới

Đối với nhiều người dùng hiện nay, việc sử dụng một chiếc smartphone trong hai năm hay lâu hơn không phải chuyện hiếm. Mặc dù vậy, sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ phải mua điện thoại mới.

Tuy nhiên, đó là khi nào và làm sao để nhận biết được về thời điểm đó?

5 dau hieu da toi luc ban nen mua smartphone android moi

Trong thời điểm hiện nay, những chiếc smartphone với tính năng hấp dẫn ai cũng muốn có đang được ra mắt cách nhau chỉ từ một cho tới hai tuần. Quá nhiều lựa chọn khiến không ít ngộ nhận cho rằng người dùng đang ngày càng cảm thấy khó khăn hơn để gắn bó với một chiếc smartphone trong thời gian dài.

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là hầu hết người dùng đều sử dụng smartphone trong vòng từ hai cho tới ba năm trước khi nâng cấp. Một thống kê gần đây cho thấy thời gian sử dụng smartphone trung bình của người dùng trước khi nâng cấp là 22,7 tháng (tức là gần hai năm). Thậm chí ở một nước như Mỹ, nơi người dùng thường bị ràng buộc bởi các quy định với nhà mạng khi mua smartphone, chu kỳ nâng cấp cũng đã không còn nhất thiết phải là hai năm.

Khi thời gian sử dụng smartphone không còn cố định, làm thế nào để biết đâu là lúc thích hợp nhất để nâng cấp lên một chiếc smartphone mới. Bài viết dưới đây của trang công nghệ Android Authority sẽ đem tới cho bạn câu trả lời:

Smartphone không còn được hỗ trợ phiên bản hệ điều hành mới nhất

5 dau hieu da toi luc ban nen mua smartphone android moi

Các điện thoại Android cao cấp thường nhận được hỗ trợ cập nhật phần mềm trong vòng hai năm kể từ ngày phát hành. Điều đó có nghĩa là nếu bạn mua mẫu smartphone Galaxy mới nhất của Samsung là Galaxy Note 8 (chạy Android 7.1.1), bạn sẽ được cập nhật tới Android 9.

Tuy nhiên, cần lưu ý là các nhà sản xuất thường chỉ ưu tiên cập nhật phần mềm cho các mẫu điện thoại flagship. Trong khi đó, các điện thoại tầm trung và giá rẻ lại không được may mắn như vậy khi thường bị bỏ rơi chỉ sau một năm. Điều này khác hẳn với iOS khi các mẫu iPhone được hỗ trợ cập nhật phần mềm trong vòng từ 3 cho tới 4 năm.

Có lẽ bạn đang tự hỏi, việc được sử dụng phiên bản hệ điều hành mới nhất có thật sự quan trọng? Đối với một số người, đó là ưu tiên hàng đầu. Trong khi đó, nhiều người khác lại không mấy quan tâm.

Tất nhiên, hầu hết các tính năng quan trọng nhất đối với người dùng đều có thể tìm thấy trên phiên bản Android Nougat hay thậm chí là Kitkat. Mặc dù vậy, điều tạo nên sự khác biệt của Android Oreo là bảo mật. Phiên bản Android mới nhất của Google đã vá hàng loạt lỗ hổng bảo mật có thể giúp hacker tấn công bạn.

5 dau hieu da toi luc ban nen mua smartphone android moi

Vậy làm thế nào để biết điện thoại của bạn có còn được hỗ trợ cập nhật từ nhà sản xuất hay không? Các nhà sản xuất thường công bố danh sách những smartphone được tiếp tục cập nhật phần mềm trên trang web của họ và bạn có thể xem tại đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi những trang báo công nghệ như VnReview để biết danh sách cập nhật lên Android mới nhất của một số hãng smartphone lớn như Samsung, Sony hoặc Nokia.

Nói tóm lại, việc hết thời gian được cập nhật phần mềm là một lý do tuyệt vời để bạn nâng cấp lên smartphone mới.

Hiệu suất giảm thấy rõ

5 dau hieu da toi luc ban nen mua smartphone android moi

Tất cả chúng ta đều sẽ có cảm giác thích thú khi được cầm trên tay và trải nghiệm một chiếc smartphone mới được đập hộp. Tuy nhiên, theo thời gian, cảm giác thích thú này sẽ giảm xuống khi bạn luôn gặp tình trạng giật và lag khi chơi game. Sau một năm sử dụng, hầu hết người dùng Android đều cảm thấy hiệu suất bị giảm một cách rõ rệt và phải tốn nhiều thời gian hơn để mở ứng dụng. Nguyên nhân của việc này là do đâu?

Hiệu suất giảm theo thời gian là một vấn đề gây tranh cãi từ lâu trong thế giới của điện thoại Android. Nhiều ý kiến cho rằng đó là lỗi của người dùng vì hàng đống ứng dụng (chiếm nhiều không gian và luôn chạy ở chế độ nền) được họ cài đặt và cập nhật. Trong khi đó, một số ý kiến khác lại cho rằng người dùng không đáng để bị đổ lỗi. Bản chất của tình trạng giảm hiệu suất là sự phân mảnh của tập tin quản lý, điều gây tổn hại cho tập tin hệ thống của điện thoại theo thời gian. Việc người dùng cài nhiều ứng dụng chỉ khiến tình trạng tồi tệ hơn mà thôi.

Thực tế cho thấy, các ứng dụng smartphone ngày càng trở nên nặng hơn và chiếm nhiều tài nguyên hơn. Chiếc điện thoại mới của bạn có thể dễ dàng chạy các ứng dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trong một cho đến hai năm tới, khi những ứng dụng này được cập nhật thêm nhiều tính năng, điện thoại của bạn chắc chắn sẽ khó khăn hơn khi chạy chúng.

Nguyên nhân có thể là do các ứng dụng được cập nhật để hướng tới việc chạy trên những điện thoại mạnh hơn hoặc dùng những API mà điện thoại của bạn không có. Nếu bạn cài đặt được phiên bản mới nhất của game Asphalt 8 trên một chiếc điện thoại cao cấp của năm 2015, điều đó không có nghĩa là hiệu suất khi chơi sẽ tốt như điện thoại cao cấp của năm 2017.

Nếu như điện thoại của bạn đã dùng được hai năm, hiệu suất của máy có lẽ đã giảm tới mức khiến bạn khó chịu và đã đến lúc bạn nên mua một chiếc điện thoại mới.

Thời lượng pin ngày một giảm

5 dau hieu da toi luc ban nen mua smartphone android moi

Bên cạnh chất lượng màn hình và khả năng chụp ảnh, thời lượng pin chính là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người dùng khi mua smartphone mới. Không phải là tất cả mọi người nhưng hầu như là vậy.

Khi smartphone trở nên ngày càng mạnh hơn, áp lực đè nặng lên những viên pin sẽ ngày càng lớn. Hơn nữa, sau mỗi chu kỳ sạc, dung lượng của pin lại bị giảm xuống. Không chỉ đối với pin smartphone, đây là vấn đề chung của pin lithium-ion trên tất cả các thiết bị.

Hiện nay, thời gian bảo hành pin được tính theo chu kỳ sạc, tức là tính vào thời điểm bạn cắm sạc cho thiết bị khi thời lượng pin còn dưới 70%. Theo trang web Battery University, pin của smartphone sẽ bị giảm dung lượng xuống chỉ còn từ 73 cho tới 84% dung lượng ban đầu sau 250 chu kỳ sạc. Trong trường hợp bạn cắm sạc mỗi ngày, khoảng thời gian này tương đương hơn 8 tháng.

Pin là linh kiện quan trọng bậc nhất vì cho phép bạn sử dụng mọi tính năng của smartphone. Vì vậy, nếu bạn đang dùng một chiếc smartphone có pin không thể thay thế và thời lượng sử dụng pin đã giảm một cách nghiêm trọng, có lẽ đã tới lúc suy nghĩ tới việc mua smartphone mới.

Màn hình bị lỗi bóng mờ

5 dau hieu da toi luc ban nen mua smartphone android moi
Lỗi bóng mờ trên smartphone Pixel 2 XL của Google.

Bóng mờ (burn-in) là lỗi thường xuất hiện trên những thiết bị hoạt động trong một thời gian dài và các hình ảnh mờ ảo sẽ hiển thị trên màn hình. Lỗi bóng mờ sẽ không biến mất khi bạn thay hình nền hoặc tắt ứng dụng. Trong thời gian gần đây, khi xu hướng loại bỏ nút Home cứng và thay bằng nút Home ảo trở nên phổ biến trên smartphone, lỗi bóng mờ đang ngày càng nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn muốn kiểm tra điện thoại của mình có bị lỗi bóng mờ hay không, bạn chỉ cần mở một hình ảnh có một màu duy nhất (nên chọn màu trắng) trên toàn bộ màn hình. Sau đó, hãy chú ý xem có dấu hiệu nào của một hình ảnh mờ trên màn hình hay không. Nếu có, màn hình của bạn đã bị lỗi bóng mờ và nơi dễ bị lỗi này nhất là khu vực xung quanh phím ảo.

Trong trường hợp bạn đang dùng điện thoại màn hình OLED, lỗi bóng mờ là không thể tránh khỏi. Các nhà sản xuất điện thoại hiện nay đều có gắng tìm cách ngăn chặn hoặc ít nhất là làm chậm tình trạng này. Ví dụ, Samsung đã thiết lập cho nút Home ảo trên Galaxy S8 có thể tự động dịch chuyển vài pixel sau một khoảng thời gian. Sự thay đổi vị trí này quá nhỏ để người dùng để ý nhưng lại có tác dụng ngăn ngừa tình trạng bóng mờ rất tốt.

Sau khi sử dụng smartphone màn hình OLED hai năm, những vết bóng mờ sẽ khiến bạn phải bận tâm. Lỗi bóng mờ sẽ khiến trải nghiệm dùng điện thoại của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu tình trạng trở nên quá khó chịu, mua một chiếc smartphone mới là giải pháp duy nhất.

Bị nhiều tổn hại vật lý sau quá trình sử dụng

5 dau hieu da toi luc ban nen mua smartphone android moi

Nếu đang dùng điện thoại một thời gian, bạn có lẽ đã đánh rơi máy một vài lần. Lớp kính màn hình và tấm nền phía sau có thể đã bị nứt, vỡ sau những lần đánh rơi như vậy. Thông thường, việc vỡ lớp kính bên ngoài không ảnh hưởng tới khả năng sử dụng màn hình. Tuy nhiên, kể cả khi màn hình vẫn còn nhạy với cảm ứng, việc sử dụng màn hình vỡ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hiển thị và gây nguy hiểm.

Các bộ phận khác bên trong điện thoại cũng có thể hỏng nếu vô tình bị làm rơi, vỡ. Với bất kỳ lực tác động nào từ bên ngoài, luôn luôn có nguy cơ các bộ phận bên trong điện thoại bị ảnh hưởng. Cảm biến camera có thể bị bung ra khỏi bảng mạch và khiến bạn không thể chụp ảnh được. Trong khi đó, nếu cổng USB bị hỏng, điện thoại của bạn sẽ không sạc được nữa.

Việc vô tình làm rơi, vỡ sẽ khiến nhiều người phải thay mới điện thoại sớm hơn dự định. Trong nhiều trường hợp, không ít người dùng quyết định sống chung với một chiếc điện thoại đang bị hỏng. Bạn nên xem xét kĩ tình trạng hư hỏng của điện thoại trước khi quyết định có nên sử dụng tiếp hay không. Màn hình nứt, vỡ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trải nghiệm và sớm muộn gì bạn cũng sẽ phải mua smartphone mới.

Lời kết

Có nhiều lý do để khuyên bạn nên nâng cấp smartphone nhưng cũng nhiều lý do để khuyên bạn không nên. Bạn có thể chưa vội nâng cấp điện thoại vì chiếc smartphone bạn mong ước vẫn chưa được phát hành. Ngoài ra, đối với những người đã dùng smartphone hai năm, nâng cấp smartphone đôi khi không phải việc họ thích thú khi nhìn giá của điện thoại mới hiện nay. Hơn nữa, sau khi gắn bó một chiếc điện thoại trong thời gian dài, sự khác biệt khi sử dụng một chiếc smartphone mới sẽ khiến bạn gặp đôi chút khó khăn.

5 dau hieu da toi luc ban nen mua smartphone android moi

Vì sở thích mỗi người là khác nhau, không có cách nào để biết chính xác đâu là thời điểm thích hợp nhất để nâng cấp smartphone. Do đó, hãy mua điện thoại mới khi bạn cho rằng mình đang thật sự sẵn sàng và cảm thấy cần thiết.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.