Mùa hè sang, các bố các mẹ lại đau đầu suy nghĩ xem có nên "bật điều hòa" cho bé không? Trong những ngày trời oi bức, điều hòa sẽ giúp bé được tận hưởng không khí mát mẻ, thoải mái. Nhưng cũng có ý kiến phản đối nói, cơ thể bé yếu ớt, gió lạnh từ điều hòa dễ gây bệnh.
Thực chất, chỉ cần chú ý một vài nguyên tắc sau, cha mẹ hoàn toàn có thể vô tư bật điều hòa tránh nắng mà không sợ bé ốm bệnh.
1. Chú ý thời gian bật điều hòa
Đối với người lớn, chỉ cần cảm thấy nóng liền có thể bật điều hòa ngay lập tức. Nhưng nếu trong nhà có trẻ nhỏ, cha mẹ sẽ phải chú ý hơn về thời gian dùng điều hòa để không ảnh hưởng tới bé.
Khi quá nóng, cơ thể trẻ có thể tự cảm nhận được nhiệt độ. Lúc này cha mẹ nên bật điều hòa làm mát không khí luôn. Nhiệt độ thích hợp là 30 độ C.
Ngoài ra, cha mẹ nên bật điều hòa trong khoảng giữa trưa đến 3 giờ chiều, khoảng thời gian nóng nhất trong ngày để bé ngủ yên giấc. Tuy nhiên, cần chú ý không nên bật điều hòa liên tục trong 10 tiếng vì dễ khiến bé khó chịu.
Bên cạnh đó, nếu nửa đêm trời vẫn nóng bức, bật điều hòa sẽ giúp bé thoải mái ngủ ngon. Song, khi gần sáng, nhiệt độ xuống thấp, mẹ nên tắt điều hòa và mở cửa sổ để bé được hưởng gió tự nhiên.
2. Chú ý nhiệt độ và độ ẩm trong phòng
Khi bật điều hòa, phụ huynh cần chú ý giữ nhiệt độ ổn định, từ 26 - 28 độ C để đảm bảo sức khỏe cho bé. Nếu sức khỏe của bé tốt, có thể giảm nhiệt xuống 24 - 26 độ.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng và bên ngoài. Nếu trời nóng, nhiệt độ cao, nên để điều hòa chênh với bên ngoài khoảng 6 - 7 độ. Nếu trời không quá nắng nóng, chỉ cần chênh 3 - 5 độ là vừa.
Ngoài ra, trời mùa hè thường hanh khô, nên phụ huynh cũng cần lưu ý đến độ ẩm trong phòng. Độ ẩm thích hợp cho bé khoảng từ 40% - 60%. Nếu không đảm bảo, phụ huynh có thể sử dụng máy làm ẩm, hoặc đặt 1 chậu nước trong phòng. Hơi nước bốc lên từ chậu sẽ giúp tăng độ ẩm.
3. Chú ý trong việc lựa chọn quần áo của bé khi ngồi phòng điều hòa
+ Nên cho bé mặc áo mỏng, dài tay khi ở trong phòng điều hòa, chọn chất liệu cotton, rộng rãi thoải mái. Nếu là trẻ sơ sinh, mẹ nên mặc thêm cho bé một lớp áo nữa để bảo vệ bụng không bị lạnh.
+ Nếu bé không sợ lạnh, nhiệt độ điều hòa cũng ổn định, mẹ không cần cho bé đi tất. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng của bé kém, tốt nhất mẹ nên cho bé mang một lớp tất mỏng để bảo vệ chân khỏi lạnh.
+ Khi bật điều hòa lúc bé ngủ, mẹ cần chuẩn bị sẵn chăn mỏng, hoặc một chiếc thảm nhỏ phủ lên người, che đi các bộ phận dễ nhiễm lạnh như bụng, ngực và vai. Nếu bé có thói quen đạp chăn khi ngủ, nên chuẩn bị sẵn gối kê bên cạnh.
3. Chú ý một số tiểu tiết nhỏ khác
Ngoài hai vấn đề lớn là thời gian và nhiệt độ, độ ẩm khi sử dụng điều hòa, phụ huynh cần chú ý đến một số điều nho nhỏ sau:
+ Rửa sạch màng lọc điều hòa trong lần đầu tiên sử dụng. Sau đó, cách nửa tháng làm sạch 1 lần vì màng lọc để lâu sẽ bám bụi, dễ trở thành nơi sinh trưởng của một số loại vi sinh vật, nấm mốc, vi khuẩn... Khi bật điều hòa, những thứ này sẽ theo không khí vào phòng, ảnh hưởng tới hô hấp và sức khỏe của bé.
Không ít trường hợp bé ho khan, cảm cúm, dị ứng, thậm chí là viêm phổi chỉ vì màng lọc điều hòa không sạch.
+ Nếu bật điều hòa những ngày oi bức, tốt nhất, mẹ nên bật một lúc cho nhiệt độ ổn định rồi mới để bé vào phòng.
+ Khi bé nóng và ra nhiều mồ hôi, mẹ nên lau người cho bé cảm thấy thoải mái rồi mới vào phòng điều hòa, tránh khiến bé bị lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, khi bé đang toát mồ hôi mà vào phòng lạnh ngay, các mao mạch trên da sẽ lập tức co rút, lỗ thoát mồ hôi khép lại, khiến dạ dày yếu đi, giảm sức đề kháng. Nhiệt độ lúc này nên để khoảng 25 độ C.
+ Chú ý không nên để bé ngồi ngay trước khe thoát gió điều hòa, tránh hơi lạnh phả trực tiếp vào người bé, đặc biệt là phần đầu, bụng và chân tay. Nên đặt giường của bé cách xa điều hòa một chút.
+ Ban ngày, sau khi bật điều hòa 1 - 3 tiếng, mẹ nên mở cửa sổ từ 20 - 30 phút cho phòng thoáng khí.
+ Bé ở trong phòng điều hòa lâu sẽ trở nên khát nước, khô miệng. Do đó, cần chuẩn bị sẵn bình nước bên cạnh cho bé uống để đảm bảo lượng nước trong cơ thể.
+ Không nên ôm bé đi ra đi vào cũng như bật tắt điều hòa liên tục để tránh bé nhiễm cảm lạnh.
+ Nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé 1, 2 lần trong ngày nếu ngồi phòng điều hòa, tránh cho bé nhiễm lạnh phát sốt.
+ Khả năng thích nghi với nhiệt độ bên ngoài của bé sẽ giảm xuống khi thường xuyên ở trong phòng điều hòa. Do đó, nếu thời tiết không quá nóng nực, mẹ không nên bật điều hòa liên tục. Như vậy, bé sẽ học được cách làm quen với nhiệt độ thường và phát triển tốt hơn.
5. Điều hòa trong xe ô tô
+ Không nên để nhiệt độ điều hòa trong xe ô tô quá thấp, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
+ Không nên hút thuốc khi ngồi ô tô, đặc biệt trong lúc bật điều hòa vì dễ khiến bé mắc các bệnh hô hấp.
+ Nếu bé ngủ trên ô tô, cần chú ý đắp chăn để không bị lạnh.
+ Nếu đỗ xe dưới trời nắng to, nên mở cửa cho hơi nóng trong xe bay hết rồi bật điều hòa, đợi nhiệt độ ổn định mới để bé vào. Chú ý chênh lệch nhiệt tốt nhất là 7 độ.
XEM THÊM
Mua điều hòa cũ dưới 5 triệu, đâu là lựa chọn?
Sắp bước vào mùa nắng nóng, thay vì sắm điều hòa mới với giá không hề rẻ. Nhiều người đã tìm đến các cửa hàng ... |
Những chiêu kiếm bộn tiền của thợ sửa điều hòa ngày nắng nóng
Mùa hè là thời điểm "ăn nên làm ra" của các thợ sửa điều hòa. Chỉ với một vài "chiêu", người thợ có thể kiếm ... |
Tự vệ sinh máy điều hòa: Quá dễ, đỡ tốn tiền triệu
Mùa nóng, nếu biết cách tự vệ sinh máy điều hòa tại nhà sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm tiền triệu. Nhờ đó, bạn ... |