Trên các diễn đàn, hội nhóm về bà mẹ, trẻ em trên mạng xã hội, không ít "mẹ bỉm sữa" đã than thở rằng con mình không thích dùng bỉm. Bằng chứng là cứ khi nào đóng bỉm, bé lại quấy khóc, hờn dỗi, cáu gắt...
Và khi thấy con em mình không được thoải mái, nhiều mẹ lại không cầm được lòng và liên tục thay đổi các hãng bỉm, tã cũng như qui cách đóng bỉm để sao cho con mình thoải mái nhất.
Tuy nhiên, nhiều mẹ lại quên mất rằng lỗi không phải ở cái bỉm mà lỗi là ở việc dùng bỉm sai cách dẫn đến sự ngứa, rát, khó chịu hay thậm chí là tổn thương lên làn da mỏng manh của bé.
Chính vì thế, các bà mẹ hãy truy tận cùng nguyên nhân của những sai lầm để giúp con em có những giây phút thoải mái nhất cũng như giúp các bà mẹ được nhàn nhất trong công cuộc "bỉm sữa".
Sử dụng bỉm đúng các để con trẻ luôn có những giây phút thoải mái nhất.
Không thay bỉm thường xuyên
Không thay bỉm thường xuyên hay không may "quên" giờ thay bỉm là một sai lầm lớn mà không ít mẹ mắc phải.
Thực tế, nếu đóng bỉm quá lâu, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí lâu dần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé như gây ngứa ngáy, hăm rát, viêm nhiễm bộ phận sinh dục.
Do đó, hãy chú ý đến thời gian thay bỉm cho bé. Nếu bận quá nhiều việc không thể nhớ được giờ thay bỉm, các bà mẹ hãy sử dụng những ứng dụng nhắc nhở trên điện thoại hoặc cài đặt báo thức hỗ trợ.
Trên lí thuyết, một miếng bỉm nếu chỉ chứa nước tiểu thì có thể mặc được trong khoảng 4 tiếng, với tã giấy, thời gian mặc chỉ khoảng 2 - 3 tiếng và nếu bé "đi nặng" thì cha mẹ cần phải thay bỉm ngay lập tức.
Trung bình trong một ngày, trẻ dưới 1 tháng tuổi sẽ dùng khoảng 10 chiếc tã lót mỗi ngày. Càng lớn, số lượng bỉm, tã trẻ dùng mỗi ngày sẽ càng giảm nhưng các bé cũng sẽ sử dụng ít nhất 8 tã mỗi ngày cho đến khi tròn 1 tuổi.
Chính vì thế, các mẹ sau sinh nên chuẩn bị dự phòng đủ số lượng bỉm, tã cho bé. Bởi có thể bé sẽ có nhu cầu sử dụng nhiều bỉm hơn. Luôn có ít nhất 30 - 40 miếng bỉm trong nhà để mẹ bé có thể yên tâm, toàn tâm chăm sóc cho bé.
Dưới đây là bảng tiêu chuẩn về số lượng tã tối thiểu mà một trẻ cần thay trong ngày và trong tháng.
Số tháng | Số tã cần dùng trong một ngày | Số tã cần dùng trong một tháng |
0-1 tháng | 10-12 | 320 |
1-5 tháng | 8-10 | 240 |
5-9 tháng | 8 | 240 |
9-12 tháng | 8 | 240 |
"Bé vừa thay bỉm thì lại đến giờ đi tắm? Tắm xong, thấy bỉm vẫn sạch, có nên cho bé mặc lại bỉm cũ không?" là băn khoăn của khá nhiều chị em.
Tuy nhiên, các mẹ bỉm sữa cần nhớ, một khi bỉm đã được mặc cho bé, dù bỉm còn sạch hay không thì vi khuẩn cũng đã xâm nhập và phát triển.
Chính vì thế, việc mặc lại bỉm cũ cho bé khiến bé cảm thấy khó chịu, bức bối, thậm chí, thói quen "tiết kiệm" đó của nhiều mẹ còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến làn da của bé.
Do đó, bậc cha mẹ nên phân bố giờ thay bỉm hợp lí cho bé, vừa để tiết kiệm và cũng vừa cho bé những khoảnh khắc thoải mái nhất.
Vừa làm việc nhà, vừa trông con khiến nhiều mẹ bỉm sữa ỷ nại trong việc "dọn dẹp" những "bãi chiến trường" cho con gây ra.
Và để tránh trường hợp phải lau dọn, phải giặt giũ nhiều, không ít mẹ đã cho bé mặc bỉm 24/24.
Chính thói quen sai lầm này của các mẹ đã khiến con trẻ mắc nhiều bệnh ngoài da nguy hiểm.
Nặng hơn là bé bị hăm tã, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thậm chí bị suy thận hay giảm chức năng sinh sản.
Vì vậy, các bậc cha mẹ nên cố gắng để trẻ có những giờ phút "thả rông", giúp làn da khô thoáng cũng như tránh các bệnh ngoài da.
Không những thế, các mẹ cũng cần chú ý chọn các loại bỉm chất lượng, khô thoáng, mềm mịn, mặt trong của tã nên có các đường rãnh, để giúp chất lỏng được thấm hút một cách nhanh nhất như các sản phẩm tã của Mamamy...
Bỉm Mamamy có những đường rãnh thoáng khí giúp trẻ luôn cảm thấy khô thoáng, thoải mái.
Với nhiều gia đình, việc mua bỉm cho con cũng là một gánh nặng không hề nhỏ. Trong hoàn cảnh này, bỉm trần xuất hiện trên các thị trường như một giải pháp cứu nguy và được nhiều bà mẹ ưa chuộng sử dụng bởi sự tiện lợi và giá thành thấp.
Đối với những trẻ có làn da nhạy cảm, việc sử dụng bỉm trần có thể khiến bé dễ bị hăm hơn so với các loại tã bỉm được đóng gói bao bì theo qui chuẩn an toàn và chất lượng.
Thậm chí, có hãng bỉm còn phải nghiên cứu và tạo ra những loại bỉm cao cấp hơn nữa để phù hợp với khí hậu nóng và ẩm tại Việt Nam.
Đơn cử như sản phẩm tã của Mamamy, hãng này đã phải cải tiến bề mặt tiếp xúc trực tiếp với da trẻ bằng bề mặt 3D, tạo nên các rãnh thoát khí, giúp bề mặt da dễ dàng khô thoáng hơn. Bề mặt ngoài cũng được sử dụng chất liệu siêu tỏa nhiệt để hạn chế tối đa khả năng trẻ bị bí bách, nóng bức.
Ngoài ra, các nhà sản xuất bỉm ở Hàn Quốc cũng bớt phần bột giấy, thêm vào đó miếng Sap sheet để giúp độ thẩm thấu nhanh hơn. Tất cả những cải tiến trên để giúp trẻ ngừa hăm và mẩn đỏ tối đa khi mặc tã.
Do đó, các bậc phụ huynh hãy trở thành người tiêu dùng thông thái, đừng vì lợi ích nhỏ mà đánh đổi nhiều thứ giá trị hơn.