Không có ai trên đời này là vạn năng, cũng không có ai là hoàn mỹ.
Bố mẹ đã cho chúng ta sinh mệnh, dốc hết tâm huyết và sức lực để dưỡng dục chúng ta thành người, việc đó đã không dễ dàng gì, thế nên mỗi người cần phải biết mang ơn bố mẹ vì điều đó, đừng oán trách họ “bố nên là một người bố thế nào, mẹ nên là một người mẹ thế nào”…
Hãy nói với họ một cách chân thành, rằng: “Con chấp nhận bố mẹ như thế, con chấp nhận và hưởng thụ tất cả những gì bố mẹ trao cho con.”
Bố mẹ xuất hiện trên đời này trước chúng ta, tích lũy kinh nghiệm sống trước chúng ta, trưởng thành rồi mới sinh ra chúng ta. Khi chúng ta ra đời, họ cam tâm tình nguyện dùng hết phần đời còn lại chăm lo cho con cái.
Bố mẹ dạy ta mặc quần áo, dạy ta cách ăn cơm, trông ngóng hy vọng chúng ta bình an hạnh phúc… Chỉ có những người thực sự yêu thương ta mới nhắc nhở, bản ban, mới nói nhiều với ta mà thôi. Bố mẹ tuyetj đối không bao giờ nói nhiều với một người không liên quan đến họ.
Ảnh minh họa. |
Bố mẹ trách móc chúng ta chỉ vì không hài lòng với chúng ta ở hiện tại. Khi chúng ta làm đủ tốt, họ sẽ hy vọng chúng ta làm tốt hơn! Bố mẹ mong như vậy không phải vì bản thân.
Có lẽ cuộc đời họ đã có quá nhiều điều không như ý, có thể công việc hằng ngày của họ đã quá vất vả mà chẳng thể nói với ai, vì thế, họ chỉ biết khát vọng ở con cái, mong con cái sau này thành đạt để không phải sống cuộc đời như họ mà thôi.
Bố mẹ già đi, mọi vận động lẽ tự nhiên cũng sẽ trở nên chậm chạp. Làm con, tuyệt đối đừng khó chịu, oán trách sự chậm chạp đó của bố mẹ, bởi chúng ta mãi mãi chẳng thể tưởng tượng ra ngày nhỏ, bố mẹ đã nhẫn nại ra sao khi dạy chúng ta tập đi.
Khi bố mẹ còn trẻ, có thể họ còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn hơn chúng ta bây giờ. Vì chúng ta, họ mới phải mệt mỏi đến lưng còng tóc bạc.
Nếu có một ngày bố mẹ già đi, chân tay run lập cập, người làm con xin nhớ: Nhìn bố mẹ chính là nhìn tương lai của bản thân sau này, nên nhất định cần phải hiếu thuận với họ.
Dù bận cỡ nào, dù là ban ngày hay trời tối, dù là mưa gió bão bùng, chúng ta chỉ vừa ốm, bố mẹ đã bỏ tất cả, vội vàng đưa chúng ta vào bệnh viện, cả đêm thức trắng chăm nom.
Vậy khi bố mẹ ốm đau, chúng ta đã làm được những gì?
Trong cuộc sống hằng ngày vẫn thường có những thông tin phản ánh việc con cái bỏ mặc bố mẹ già yếu đau ốm, còn chúng ta, liệu chúng ta có thể làm một người con tận hiếu, chăm sóc người sinh thành khi họ đổ bệnh?
Sinh mệnh con người không dùng vào việc oán trách. Chúng ta dần trưởng thành cũng là lúc bố mẹ dần già đi, cho đến khi rời xa chúng ta… Không có bố mẹ sẽ không có chúng ta. Oán trách bố mẹ chẳng bằng thấu hiểu và thông cảm cho bố mẹ.
Nếu đến bố mẹ còn không thể bao dung, làm sao có thể bao dung thiên hạ? Trong hàng trăm điều thiện, chữ hiếu đứng hàng đầu. Từ bây giờ, hãy nhớ đừng bao giờ oán trách người đã sinh ra mình bạn nhé!
Tôi còn nhớ ngày con nhỏ, khi tôi bị khó ngủ, cha đã thức cả đêm để đọc truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" cho tôi nghe. Cha cố gắng đọc diễn cảm nhất để con gái cảm thấy thú vị và đến khi tôi chìm vào giấc ngủ mới thôi. Rồi mỗi khi nhà mất điện, mẹ ngồi quạt cho tôi đến khi tôi ngủ say mới nằm nghỉ.
Luôn quan tâm đến con cái từ những điều nhỏ nhất, rồi đến cả cuộc sống của mình cha mẹ cũng sẵn sàng hy sinh. Tôi đã đọc bài báo về một người mẹ tự tử để lấy tiền viếng nuôi con ăn học. Nghe mới đau xót làm sao! Đến cả mạng sống mẹ cũng hy sinh để mong con có tương lai tốt đẹp hơn. Mẹ quá cao cả, quá yêu thương con. Bởi vì với cha mẹ, con là tài sản lớn nhất, là mục đích sống. Niềm tự hào lớn nhất của cha mẹ là sự thành công của con. Nỗi đau lớn nhất cũng là con không mạnh khoẻ, hoặc không nên người. Mọi tâm tư tình cảm của cha mẹ đều dồn vào con.
Vậy những người con đã làm gì để đền đáp công ơn lớn lao đó? Có những người cho rằng họ phải giỏi, kiếm được nhiều tiền để biếu cha mẹ. Lại có người cho rằng họ cần luôn bên cha mẹ để quan tâm chăm sóc. Hay có người nghĩ chỉ cần ngày lễ, Tết biếu quà cha mẹ là được. Mỗi người đều có suy nghĩ và cách thể hiện khác nhau.
Tôi đã chứng kiến một người thể hiện tình cảm với cha bằng cách thường xuyên mua đồ đắt tiền, hoặc biếu tiền cho cha. Đến khi người cha già yếu vào viện, các con ông đều chỉ đến đem hoa quả, sữa, đưa tiền rồi lại về rất nhanh. Không một ai ở bên cạnh chăm sóc cha họ, dù người cha đã hơn 90 tuổi và đang bị tai biến.
Khi ấy, ông đã nói với cô con út mà mình cưng chiều nhất: - "Con ơi, ngày xưa bố nuôi các con cũng vất vả, lo lắng chăm sóc mỗi khi các con ốm. Đến bây giờ bố ốm nặng rồi, sợ không qua khỏi. Vậy con có thể ở lại đây giúp bố không?".- "Bố già rồi ốm là đương nhiên. Con ở lại chăm thì bố cũng có khoẻ lên được đâu", cô con út trả lời.
Người cha không nói gì nữa, hai dòng nước mắt lặng lẽ lăn trên gò má nhăn nheo. Chỉ là người ngoài chứng kiến mà tôi cũng thấy cay cay khoé mắt. Cô con gái đó vẫn nghĩ rằng đã báo hiếu cha mình.
Nhưng cô đâu biết, người cha không cần món quà đắt tiền mà chỉ cần tình cảm. Cha mẹ cần được con cái quan tâm, dù chỉ bằng một góc nhỏ mà họ đã dành cho con cái thì cũng đã hạnh phúc lắm rồi. Đôi khi chỉ là bón cháo cho cha khi ốm, đó cũng là báo hiếu rồi.
Báo hiếu đâu cần làm gì lớn lao, đâu cần hoành tráng. Quan trọng là khiến cha mẹ cảm nhận được tình cảm của con cái dành cho mình. Việc báo hiếu không phải chỉ chờ đến ngày lễ, Tết, mùa Vu Lan, mà là sự quan tâm hằng ngày.
Bản thân tôi chỉ mong sao tất cả bậc cha mẹ trên thế gian đều được con cái quan tâm, chăm sóc. Mong sao với mỗi người cha, người mẹ, ngày nào cũng là ngày lễ Vu Lan.
10 lời dạy cực hay của cổ nhân, trăm năm sau vẫn còn nguyên giá trị
Làm sao để sống thanh thản, bình yên và nhìn thấu được lòng người trong cõi đời vô tận nay là câu hỏi mà nhiều ... |
6 cách xây dựng lối sống lành mạnh để năm mới đầy năng lượng
Duy trì những thói quen lành mạnh có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện sức khỏe. Vì vậy, bạn hãy ... |
5 điều cần làm để khởi đầu một năm mới khỏe mạnh
5 điều này rất dễ thực hiện, không tốn kém cũng chẳng cần đến các thiết bị đặc biệt nhưng mang lại hiệu quả tuyệt ... |
Cổ học 15:41 | 09/05/2019
Cổ học 16:29 | 25/04/2019
Cổ học 10:30 | 17/04/2019
Cổ học 09:54 | 17/04/2019
Cổ học 09:27 | 17/04/2019
Cổ học 08:31 | 05/04/2019
Cổ học 14:19 | 27/03/2019
Cổ học 14:14 | 27/03/2019