8 dự án cao tốc Bắc - Nam chuyển sang hình thức đầu tư công

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất với đề xuất chuyển đổi 8 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông và dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sang hình thức đầu tư công.
Nhiều dự án giao thông PPP được chuyển sang hình thức đầu tư công - Ảnh 1.

8 dự án cao tốc Bắc - Nam được điều chỉnh sang hình thức đầu tư công. (Ảnh: PLO).

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo 147/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc chuyển đổi hình thức đầu tư một số dự án giao thông PPP trên cả nước.

Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Đây là dự án quan trọng quốc gia, đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 52/2017/QH14, trong đó 3 dự án đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước, 08 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, loại Hợp đồng BOT.

Bộ GTVT đã tổ chức triển khai phê duyệt thiết kế thuật và sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án trên, tuy nhiên tiến độ chậm so với yêu cầu.

Bộ Giao thông vận tải đề xuất chuyển đổi 3 dự án có nhu cầu cấp bách (đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Phan Thiết - Dầu Giây) sang hình thức đầu tư công. Về phía Bộ KHĐT, đề nghị chuyển toàn bộ 08 dự án PPP sang đầu tư công.

Trên cơ sở đề xuất của các Bộ, Chính phủ thống nhất chuyển toàn bộ 08 dự án PPP sang đầu tư công. Bộ GTVT cũng đã đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, mục tiêu khởi công toàn bộ 08 dự án muộn nhất là tháng 8/2020.

Dự án đường bộ cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ 

Theo Thông báo của Chính phủ, đường bộ cao tốc đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ thuộc trục đường bộ cao tốc Bắc - Nam kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 

Trên trục cao tốc này, đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương đã đưa vào khai thác; cầu Mỹ Thuận 2 đang được triển khai bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận đang đầu tư theo hình thức BOT, tiến độ hoàn thành năm 2021. 

Do vậy, việc sớm triển khai đầu tư đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ là rất cần thiết để nâng cao năng lực vận tải trên trục cao tốc này, đáp ứng nhu cầu của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuyển đổi sang hình thức đầu tư công và áp dụng cơ chế như các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã được chuyển đổi sang hình thức đầu tư công nêu trên. Mục tiêu thông xe thuật năm 2021, khánh thành năm 2022.

Bộ Tài chính có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh tăng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 nhằm bảo đảm nhu cầu vốn chuyển đổi sang hình thức đầu tư công cho 08 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông và dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Hợp tác công - tư (PPP) là việc Nhà nước chuyển giao quyền lợi, trách nhiệm theo những mức độ khác nhau của một dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật cho khối tư nhân. Phần lớn nguồn vốn được tài trợ bởi Nhà đầu tư còn phần tham gia của Nhà nước không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của Dự án, trừ trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Hiện nay có 5 hình thức PPP phổ biến:

1. Xây dựng-Chuyển giao (BT)

2. Xây dựng-Cho thuê-Chuyển giao (BLT)

3. Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao (BOT)

4. Xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO)

5. Xây dựng – sở hữu – vận hành (BOO)

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.