Trong đó, tỉ lệ sinh viên của nhóm ngành III (Kinh doanh và quản lý) tốt nghiệp sau 12 tháng có việc làm là 95,33%, cao hơn sinh viên nhóm ngành V (Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật) với 95.16%.
95,22% sinh viên ĐH Điện lực có việc làm sau 12 tháng tốt nghiệp |
Nhóm ngành |
Chỉ tiêu tuyển sinh |
Số SV trúng tuyển nhập học |
Số SV tốt nghiệp lần đầu |
Số SV tốt nghiệp có việc làm sau 12 tháng |
|
Số có việc làm/số khảo sát |
Tỉ lệ % |
||||
Nhóm ngành III |
1100 |
1140 |
971 |
592/621 |
95.33 |
Nhóm ngành V |
1800 |
1892 |
1398 |
1120/1177 |
95.16 |
Tổng |
2900 |
3032 |
2369 |
1712/1798 |
95.22 |
Về chi phí đào tạo trung bình/sinh viên hệ chính quy của ĐH Điện lực cũng được công bố. Theo đó, chi phí đào tạo trung bình sinh viên tăng từ 7,75 triệu đồng/sinh viên (năm 2013) lên 13,5 triệu đồng/sinh viên (năm 2017).
Tính đến năm 2017, ĐH Điện lực có 337 giảng viên cơ hữu (trong đó có 2 giáo sư, 22 phó giáo sư, 84 tiến sĩ, 222 thạc sĩ, 7 giảng viên có trình độ đại học. Ngoài ra, trường còn có 13 giảng viên thỉnh giảng.
ĐH Điện lực trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ dạy và học, phòng thí nghiệm, xưởng cho từng khoa, từng bộ môn khác nhau.
ĐH Điện lực có 1356 chỗ ở tại ký túc xá phục vụ sinh viên.
Năm 2018, trường ĐH Điện lực cho biết nhu cầu chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy của trường là 2480 chỉ tiêu cho tất cả nhóm ngành III và nhóm ngành V của trường.
Thí sinh được chọn chuyên ngành muốn học sau trúng tuyển
ĐH Điện lực xét tuyển thông qua kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, theo tổ hợp các môn xét tuyển A00, A01, D07, D01 và theo từng mã ngành tuyển sinh (tính cả điểm ưu tiên).
Điểm Xét tuyển (ĐXT) = Tổng điểm thi 3 môn THPT theo Tổ hợp các môn xét tuyển (ĐTTHPT) + Điểm ưu tiên (ĐƯT)
Các tổ hợp xét tuyển có giá trị tương đương nhau, xét điểm từ trên cao xuống thấp.
- Điểm ưu tiên: Áp dụng theo quy chế tuyển sinh Đại học năm 2018 (Đối tượng ưu tiên và Khu vực ưu tiên) của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thí sinh có điểm thi THPT năm 2018 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT và trường Đại học Điện lực quy định (sẽ thông báo bổ sung sau khi có kết quả thi THPT quốc gia) mới được tham gia xét tuyển.
Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường: mã số trường, mã số ngành, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp; các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển...
- Thí sinh trúng tuyển vào một ngành được chọn chuyên ngành mong muốn khi nhập học.
Không hạn chế số lượng xét tuyển thẳng
TrườngĐH Điện lực ưu tiên xét tuyển thẳng năm 2018 đối với các đối tượng sau:
+ Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT);
+ Học sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế;
+ Học sinh trong đội tuyển tham dự cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT;
+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và đã tốt nghiệp THPT;
+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đã tốt nghiệp THPT.
- Chính sách ưu tiên: Theo qui định của quy chế tuyển sinh.
21,7 triệu đồng mỗi năm để đào tạo 1 sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân
Trong đề án tuyển sinh năm 2018 của trường ĐH Kinh tế quốc dân công bố mới đây, chi phí để đào tạo trung bình ... |
Trên 95% sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân ra trường có việc làm sau 12 tháng
Trong phương án tuyển sinh năm 2018, trường ĐH Kinh tế đã đưa ra những con số thống kê về điều kiện đảm bảo chất ... |
ĐH Điện lực: Thí sinh được tự chọn chuyên ngành muốn học sau trúng tuyển
Thí sinh được tự chọn chuyên ngành muốn học sau khi trúng tuyển vào ngành đó là điểm đặc biệt trong phương án tuyển sinh ... |