ACV đầu tư 420 tỉ đồng mở rộng sân đỗ máy bay tại sân bay Đà Nẵng

Ngày 19/10, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) tổ chức khởi công xây dựng dự án "Mở rộng sân đỗ máy bay về phía bắc giai đoạn 2 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Đà Nẵng" với vốn đầu tư khoảng 420 tỉ đồng.

Theo Tổng công ty Cảng Hàng không VN-CTCP (ACV), Cảng HKQT Đà Nẵng là một trong 3 Cảng hàng không quốc tế lớn nhất cả nước (sau Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, Cảng HKQT Nội Bài), và là cửa ngõ giao thông hàng không quốc tế quan trọng khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

ACV đầu tư 420 tỉ đồng mở rộng sân đỗ máy bay tại sân bay Đà Nẵng - Ảnh 1.

Khởi công xây dựng dự án "Mở rộng sân đỗ máy bay về phía bắc giai đoạn 2 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Đà Nẵng". (Ảnh: ACV)

Thống kê, năm 2019, Cảng HKQT Đà Nẵng phục vụ hơn 15,5 triệu lượt hành khách, hơn 98.700 lượt/chuyến bay cất hạ cánh, sản lượng hàng hóa đạt hơn 45.000 tấn, vượt quá công suất thiết kế của sân bay này.

Theo Quyết định số 236/QĐ-TTg (ngày 23/2/2018) của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Qui hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Cảng HKQT Đà Nẵng có lượng hành khách thông qua cảng đạt 28 triệu hành khách/năm, lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 200.000 tấn/năm.

Cảng HKQT Đà Nẵng được qui hoạch là Cảng hàng không dùng chung giữa dân dụng và quân sự, đạt cấp 4E theo mã chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).

Theo đó, Dự án mở rộng sân đỗ máy bay về phía Bắc giai đoạn 2 - Cảng HKQT Đà Nẵng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Cảng HKQT Đà Nẵng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội, du lịch, đầu tư của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh khu vực miền Trung - Tây nguyên

Đồng thời thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Quốc phòng Việt Nam và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) trong dự án xử môi trường ô nhiễm Dioxin tại sân bay Đà Nẵng, sớm thi công các dự án che phủ bề mặt để tránh xói mòn, tái nhiễm dioxin tại khu vực này.

Dự án mở rộng sân đỗ máy bay về phía Bắc giai đoạn 2 - Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng" do ACV làm chủ đầu tư, có tổng vốn đầu tư khoảng 420 tỉ đồng.

Sau 11 tháng thi công, dự án đưa vào khai thác, góp phần tăng vị trí đỗ máy bay của Sân bay quốc tế Đà Nẵng thêm thêm 4 vị trí đỗ máy bay code C và di chuyển 5 vị trí đỗ máy bay (đã được xây dựng trong giai đoạn 1) ra xa đường CHC 35R/17L.

Đồng thời, xây dựng mở rộng sân đỗ máy bay bằng bê tông xi măng cốt thép với diện tích 66.905 m2, xây dựng lề vật liệu bê tông nhựa với diện tích 13.326 m2, xây dựng khu vực dải bảo hiểm với diện tích 19.796 m2.

Dự án còn tái sử dụng 44.000 m3 đất sau xử dioxin và 11.000m3 vật liệu LWIC là bê-tông xốp đã được nghiền nhỏ thành các kích thước hạt rời, các khối CMU cần xử tại chỗ, không được mang đi nơi khác nhằm bảo đảm môi trường và tiết kiệm chi phí đầu tư dự án.

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.