Ai - phải - lo - lắng khi Nokia trở lại?

Nokia đã từng bước trở lại thị trường trên từng con số bán hàng qua thống kê từ các chuỗi bán lẻ và công ty nghiên cứu thị trường.

Nokia đã từng bước trở lại thị trường trên từng con số bán hàng qua thống kê từ các chuỗi bán lẻ và công ty nghiên cứu thị trường. Đây là điều đã được một số người am hiểu, nhà bán lẻ dự đoán từ trước.

ai phai lo lang khi nokia tro lai

Sau "tam đại gia" là Nokia

"Tam đại gia" tại thị trường Việt Nam là ai? Lần lượt là : Samsung, OPPO, Apple. Vị trí thứ tư, trong những năm qua luôn không ổn định. Nhưng có thể bắt đầu từ năm 2017 này, sự ổn định trong Top 5 sẽ "mặc định" thêm một cái tên: Nokia.

Mà là một Nokia "bình mới rượu mới" chứ không phải là một Nokia trước khi bán mình cho Microsoft. Nokia mới, với quyền sử dụng thương hiệu thuộc về HMD Global – một start-up do những người từng làm việc tại Nokia và từng đau đớn, yêu thương tới quặn lòng khi Nokia bị bán mình – dựng nên. Họ mua lại quyền sử dụng thương hiệu trong 10 năm, và làm smartphone Nokia với hệ điều hành Android.

Chính thức, Nokia giới thiệu ba mẫu smartphone Android tại thị trường Việt Nam hồi tháng 6/2017 với một sự kiện tại Đà Lạt. Vài tháng sau đó, những tín hiệu lạc quan trên thị trường cho thấy niềm yêu của người tiêu dùng Việt với thương hiệu này vẫn còn đó. Nokia mới (tạm gọi như vậy) với văn hóa mới, tạo cảm hứng sáng tạo và trẻ trung hơn, và cũng khiêm tốn dễ gần hơn so với một Nokia già nua, kênh kiệu và ngạo mạn trước đây.

Và không phải chờ lâu, đến tháng 7/2016, thống kê từ công ty nghiên cứu thị trường GfK Việt Nam cho thấy, Nokia đã có 2,4% thị phần, và tiếp tháng sau đó tăng lên 3,7%. Cần khẳng định ngay rằng con số này là mơ ước của những Huawei, Vivo, Sony, LG, HTC… Bởi những hãng này, đã có mặt tại thị trường Việt từ rất lâu, từng và đang chi ra không hề ít kinh phí cho marketing và truyền thông, nhưng rất khó khăn lọt vào Top 5 thậm chí có những thương hiệu những năm qua chỉ được xếp trong nhóm "Others" (không được nêu tên cụ thể) trong báo cáo thống kê thường kì của các công ty nghiên cứu thị trường.

Tháng 9/2017, trong sự kiện mẫu flagship Nokia 8 ra mắt tại Việt Nam, phó tổng giám đốc của một chuỗi bán lẻ chia sẻ rằng mỗi tháng chuỗi này bán khoảng 3.000 smartphone Nokia, một con số quá khả quan bởi "hãng (HMD Global) có phải chi phí làm marketing gì đâu". Ngày về TP.HCM từ Đà Nẵng sau sự kiện, xem các chỉ số đặt hàng trước Nokia 8 trên web của Thegioididong.com và FPT Shop, CEO của HMD Global Việt Nam – Kyler Tan – bày tỏ sự vui mừng ra mặt. Nokia mới đang chọn một bước đi khá lặng lẽ nhưng bước dần chắc từng bước. Và như nhiều hãng khác còn lực yếu thế yếu, họ cũng chọn phân khúc giá tầm trung và tầm thấp để tồn tại.

Đã có sự dè chừng và lo lắng

Chúng ta khi đề cập đến Nokia bây giờ thường chỉ nói đến mảng smartphone. Trên thực tế, ở mảng điện thoại tính năng cơ bản (featurephone), Nokia vẫn là một chọn lựa hàng đầu nếu không muốn nói là số 1. Với mảng featurephone, chắt bóp thì HMD Global Việt Nam cũng có thể "sống qua ngày", nhưng muốn giàu mạnh thì phải đương đầu và khẳng định ở mảng smartphone. Và ở mảng này Nokia đã từng bước giành được thị phần khá nhanh chóng.

Trong thống kê Top 10 smartphone bán chạy tháng 11/2017 của Thế Giới Di Động, Nokia 5 được xướng danh ở vị trí thứ 6. Trong khi đó theo bảng xếp hạng Top 15 smartphone bán chạy nhất quí IV/2017 cũng của Thế Giới Di Động, Nokia có đến hai mẫu lọt vào là Nokia 3 ở vị trí thứ 9 và Nokia 5 ở vị trí 12. Nói một cách dân dã về thành quả này của HMD Global Việt Nam thì họ đã "tay không bắt giặc" – nghĩa là không tốn chi phí nhiều để làm marketing và truyền thông nhưng lại đạt hiệu quả bán hàng khá tốt.

Đại diện của một thương hiệu trong Top 3 từng thổ lộ, thương hiệu mà vị đại diện này dè chừng và dự báo sẽ trở thành đối thủ đáng gờm trong tương lai không ai khác mà chính là Nokia. Hiện nay, sự phân chia thị phần smartphone trên thị trường đã khá ổn định ở Top 3. Các thương hiệu trong Top 3 khó lòng giành giật được gì nhiều thị phần của nhau nữa mà chỉ có thể lấy thêm từ "miếng bánh" ngoài Top 3. Tuy nhiên hành trình thôn tính thị phần của top dưới sẽ trở nên khó nhằn hơn một khi Nokia từng bước trở lại và khẳng định mình trên "miếng bánh" còn lại này.

Thậm chí ngược lại, Nokia còn có thể "mon men" lên "miếng bánh" của "tam đại gia" một khi đã chuẩn bị đủ nguồn lực và kinh nghiệm thị trường, đặc biệt là về nguồn hàng vốn đang là yếu tố hạn chế nhất của Nokia mới hiện nay.

Cũng có thể hiểu theo hướng sau: HMD Global Việt Nam đang dần từng bước tích tụ nguồn lực và kinh nghiệm đồng thời thăm dò thị trường và chuẩn bị nguồn sản phẩm. Tới thời điểm các yếu tố trên đã chín muồi và doanh số bán hàng vẫn khả quan, họ sẽ bung sức. Còn thời điểm đó là bao giờ, có thể trong năm 2018 nhưng tháng nào, thì dự báo của chúng tôi lúc này chưa thể xác định. Tuy nhiên dự báo này được một số chuỗi bán lẻ chia sẻ, rằng nếu HMD Global Việt Nam có nguồn sản phẩm dồi dào và thúc đẩy mạnh các chương trình bán hàng, thì thị phần của Nokia hoàn toàn có thể tăng gấp đôi trong năm 2018. Và sự dè chừng, lo lắng về sự trở lại và lớn mạnh của Nokia cũng sẽ lớn hơn đối với các thương hiệu trong Top 3.

Cần biết rằng, Nokia 8 được giới thiệu tại Việt Nam tháng 9/2017 mới chỉ là bước thăm dò thị trường chứ chưa đặt nặng doanh số bán. 2.000 máy bán ra thông qua đặt hàng trước tại các chuỗi bán lẻ trong vòng một tuần dường như cũng đã "bắn" được tín hiệu gì đó cho dàn lãnh đạo HMD Global Việt Nam. Họ chưa thể hiện quá nhiều tham vọng, nhưng chắc chắn là có toan tính.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.