'Ai sủa trong lớp?': Không tin nổi…

Không thể tưởng tượng nổi, đó là lời của một giáo viên (GV) đứng trên bục giảng, nói với học sinh của mình. Nhưng đó là sự thực, đã được báo chí phản ánh.
ai sua trong lop khong tin noi giao vien

Học sinh Phạm Song Toàn đã bật khóc kể về cô giáo dạy Toán quyền lực của mình không giảng bài. Ảnh: NLĐ.

Không thể tưởng tượng nổi, đó là lời của một giáo viên (GV) đứng trên bục giảng, nói với học sinh của mình. Nhưng đó là sự thực, đã được báo chí phản ánh.

Và cô giáo nói trên, tiếp tục vẫn đứng lớp, gây ra vụ gần suốt một học kỳ không giảng bài, chỉ ghi bài lên bảng.

Theo thông tin trên báo Dân Trí, trong thời gian dạy tại trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, Q.4, cô C đã dùng những lời lẽ hết sức phản cảm. Học sinh phản ánh, trong giờ giảng, khi có tiếng ồn, cô quay xuống hỏi: "Ai sủa trong lớp?" rồi chất vấn lớp trưởng : "Ai là người thường hay sủa trong lớp?". Sau đó, cô C đã đuổi một học sinh ở vị trí phát ra tiếng ồn và nhiều học sinh khác ra ngoài.

Bàng hoàng, bức xúc, phẫn nộ… là những cảm xúc của bạn đọc trước thông tin nói trên. Nhiều người còn yêu cầu cho ra khỏi ngành giáo dục. Đó là một cách hành xử không thể chấp nhận được của một người lớn đối với trẻ em, huống chi là một GV, đã được đào tạo qua môi trường đại học sư phạm, đã có nhiều năm đứng trên bục giảng.

“Giáo viên ứng xử “chợ búa” như trên là cách nhanh nhất để hủy hoại thanh danh nhà giáo, và làm hỏng môi trường giáo dục, hỏng nhân cách học trò”, nhà giáo Lê Văn Vỵ (Hà Tĩnh) bình luận.

Theo thầy Lê Văn Vỵ, cần xem lại môi trường sư phạm, hệ thống tổ chức của nhà trường, từ đồng nghiệp, tổ chuyên môn, Ban giám hiệu, Công đoàn… đã làm gì, trách nhiệm ở đâu mà để một GV như vậy tồn tại trong ngành.

“Nếu một tổ chức sâu sát, nghiêm túc, quyết liệt, đặc biệt là người đứng đầu có trách nhiệm, thì những GV như vậy không thể tồn tại, và đã bị loại bỏ ra khỏi ngành từ lâu”, thầy Vỵ nói.

Những vi phạm của cô C không phải là hiện tượng nhất thời, mà đã diễn ra trong thời gian dài, từng bị kỷ luật, được giáo viên khác vận động, nhắc nhở… nhưng không hề thay đổi. Thậm chí, cô C đã tái vi phạm ở một hình thức khác, là trong gần suốt một học kỳ, đóng vai cô giáo quyền lực không giảng bài, không trò chuyện, chỉ chép bài lên bảng.

Hoạt động đặc thù của nhà giáo, là giảng dạy trên bục giảng, thông qua lời nói, hoạt động giao tiếp, trao đổi với học sinh. Khi GV cố ý không giảng bài trong thời gian dài, thì đó là hành vi vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Sắp tới, cô C chắc chắn sẽ nhận án kỷ luật. Sẽ rất khó chấp nhận nếu GV như vậy vẫn ở trong ngành giáo dục. Bởi vì, mục tiêu không phải là kỷ luật một cá nhân, mà là bảo đảm cho học sinh không còn là “nạn nhân” của những GV thoái hóa.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, là cần rà soát, xem xét trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đã buông lỏng trách nhiệm, để GV vi phạm nghiêm trọng như vậy trong thời gian dài.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.