Liên minh mua dầu này sau đó có thể kết nạp thêm Hàn Quốc và Nhật Bản - trang Bloomberg dẫn lời một quan chức giấu tên của chính phủ Ấn Độ cho biết.
"Đa dạng hóa nguồn cung sẽ tạo cơ hội cho cả Ấn Độ và Trung Quốc mua được dầu ở mức giá rẻ nhất. Đây là điều quan trọng đối với 2 nước châu Á đang khát năng lượng này" - ông Abhishek Kumar, nhà phân tích tại Công ty Interfax Global Energy (Anh), nhận định.
Một liên minh như thế sẽ càng khiến OPEC đau đầu, nhất là khi tổ chức này đối mặt sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ Mỹ tại châu Á sau khi Washington dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu cuối năm 2015. Ngoài ra, nội bộ OPEC đang chia rẽ về chuyện sản lượng.
Trong lúc Ả Rập Saudi ủng hộ nới lỏng hạn chế được áp đặt đối với sản lượng khai thác từ năm ngoái thì Iran, Iraq và Venezuela lại phản đối tăng sản lượng.
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu khai thác giữa OPEC và các đồng minh, trong đó có Nga, góp phần giúp giá dầu dần hồi phục.
Vào tháng rồi, giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2014 sau khi Mỹ áp đặt lại các biện pháp trừng phạt Iran và kinh tế Venezuela hỗn loạn.
Trước thềm cuộc họp tại Áo vào tuần tới, OPEC còn đối mặt sức ép từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, người quy trách nhiệm tổ chức này cho mức giá dầu "quá cao" hiện nay.
OPEC có thể không thảo luận về các lệnh trừng phạt của Mỹ chống Iran
OPEC có thể sẽ bác yêu cầu của Iran thảo luận về các lệnh trừng phạt của Mỹ tại Hội nghị cấp bộ trưởng diễn ... |
Giá xăng dầu hôm nay 25/5: OPEC bình ổn giá, nhiên liệu giảm nhiệt
Giá xăng dầu hôm nay 25/5 lại tiếp tục giảm xuống trước những diễn biến mới trên thị trường khi OPEC bắt đầu lao vào ... |
Tổng thống Trump muốn trừng phạt OPEC vì làm giàu cho Nga?
Chỉ đứng sau Nga về sản lượng khai thác dầu thô, Mỹ muốn trừng phạt OPEC để đứng thứ hai thế giới? |