Facebook tham vọng gì khi rót 5,7 tỉ USD mua cổ phần hãng viễn thông Ấn Độ?

Ông lớn mạng xã hội Facebook đã mạnh chi 5,7 tỉ USD mua cổ phần công ty viễn thông Reliance Jio Ấn Độ, trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của hãng viễn thông này.
Tham vọng gia nhập sâu vào thị trường tỉ dân, Facebook rót 5,7 tỉ USD mua cổ phần hãng viễn thông Ấn - Ảnh 1.

Mạnh tay chi tiền tỉ để mua cổ phần thiểu số tại hãng viễn thông Ấn Độ, Facebook thể hiện tham vọng xâm nhập thị trường tỉ dân. (Nguồn: Business Upturn).

Số tiền 5,7 tỉ USD giúp Facebook nắm tương đương gần 10% cổ phẩn của Tập đoàn viễn thông Reliance Jio, hãng viễn thông cung cấp dịch vụ mạng đi động giá rẻ của Ấn Độ.

Kể từ khi ra đời vào năm 2016, Reliance Jio đã thu hút tới 388 triệu thuê bao người dùng tại quốc gia tỉ dân này.

Theo Facebook, lần chi mạnh tay này là khoản đầu tư lớn nhất vào công ty khác của hãng, là mốc son đánh dấu sự cam kết của công ty mạng xã hội lớn nhất thế giới đối với thị trường Ấn.

Hiện Facebook đang là cổ đông thiểu số lớn nhất của tập đoàn viễn thông có mức tăng trưởng nhanh chóng này. Reliance Jio cũng chính là một trong những đứa con cưng xây dựng nên đế chế kinh doanh của người đàn ông giàu nhất Ấn – tỉ phú Mukesh Ambani.

Theo một tuyên bố gần đây của Reliance Jio, động thái này mang lại cho Jio - công ty con của tập đoàn công nghiệp Reli Amb Rel Industries, giá trị định giá công ty trước gọi vốn ở mức gần 66 tỉ USD.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 làm giảm nhiệt tốc độ tăng trưởng tại các thị trường phát triển, Facebook đang gấp rút chuyển hóa, và tìm cách khai thác các thị trường khác, đặc biệt là lực lượng người dùng internet và điện thoại thông minh dồi dào ở Ấn Độ.

Tham vọng gia nhập sâu vào thị trường tỉ dân, Facebook rót 5,7 tỉ USD mua cổ phần hãng viễn thông Ấn - Ảnh 2.

Reliance Jio là hãng viễn thông giá rẻ có tốc độ tưng trưởng thuê bao người dùng nhanh chóng tại Ấn, chỉ sau hơn 4 năm hoạt động đã thu về 388 triệu thuê bao đăng kí. (Nguồn: Gadget 360).

Trong một bài đăng blog, Facebook cho biết hai công ty sẽ tập trung hợp tác thông qua nền tảng thương mại điện tử Jiomart, và dịch vụ nhắn tin, gọi thoại WhatsApp của Facebook, với hơn 400 triệu người dùng riêng ở Ấn Độ.

WhatsApp cũng đã hoàn tất quá trình chuẩn bị dịch vụ thanh toán tại khu vực này, sẵn sàng triển khai ngay khi chính phủ Ấn Độ phê duyệt dự án.

Jiomart là một nền tảng thương mại điện tử kết nối các cửa hàng bán lẻ địa phương với người tiêu dùng, sẽ giúp kế hoạch thâm nhập vào thị phần bán lẻ khổng lồ, nhưng thiếu tổ chức của Ấn Độ, cho Facebook và WhatsApp.

Tại Ấn Độ, các cửa hàng tạp nhỏ tại các địa phương thường có sức ảnh hưởng lớn hơn đối với người tiêu dùng, so với các đối thủ có qui mô lớn hơn.

Ấn Độ đang trở thành trường với tiềm năng phát triển vượt trội, khi cơ sở hạ tầng tại quốc gia này đang được mở rộng, từ viễn thông đến cải thiện băng thông rộng và thương mại điện tử.

Kể từ khi ra mắt Jio vào năm 2016, Reliance Industries của tỉ phú Ambani trở thành tập đoàn nôi địa duy nhất có khả năng cạnh tranh với các công ty công nghệ Mỹ tại thị trường Ấn.

Tuy nhiên, việc chi hàng chục tỉ USD để xây dựng Jio đã làm gia tăng gánh nặng nợ cho tập đoàn này. Ngoài ra, với hoạt động kinh doanh chính là lọc dầu, sự tụt dốc không phanh của giá dầu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đế chế của tỉ phú Ambani. Kể từ cuối tháng 2, giá cổ phiếu Reliance ghi nhận mức giảm 16%.

Dòng vốn 5,7 tỉ USD từ Facebook sẽ hỗ trợ loại bỏ khoản nợ ròng dự kiến của tập đoàn cho đến tháng 3/2021.

Tham vọng gia nhập sâu vào thị trường tỉ dân, Facebook rót 5,7 tỉ USD mua cổ phần hãng viễn thông Ấn - Ảnh 3.

Dự kiến Facebook và Reliance Jio sẽ hợp tác giữa hai ứng dụng JioMart và WhatsApp, phát triển một hệ thống thương mại trực tuyến tại Ấn Độ. (Nguồn: Business Upturn).

Tập đoàn Ấn Độ cho biết lời đề nghị từ Facebook là khoản đầu tư vốn cổ phần thiểu số vào công ty công nghệ lớn nhất thế giới từ trước đến này, đồng thời cũng là khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào lĩnh vực công nghệ tại Ấn Độ.

Thực tế, nhiều chuyên gia phân tích đang đặt dấu hỏi cho lần chi "bạo" chỉ để mua cổ phần "thụ động" này của Facebook, liệu có đang mang lí do chiến lược tiềm ẩn nào hay không

Theo ông Brian Wieser – Chủ tịch Tập đoàn quảng cáo truyền thông lớn nhất thế giới groupm, nhận định: "Doanh thu quảng cáo từ các doanh nghiệp nhỏ lẻ sẽ không thể nào bù đắp lại khoản đầu tư vốn này, có vẻ như Facebook còn có nhiều động cơ khác".

Liên kết với Jio cũng có thể hỗ trợ Facebook tránh được một số trở ngại mà các nhà đầu tư nước ngoài thường phải đối mặt khi muốn xâm nhập vào thị trường béo bở này.

Điển hình có công ty viễn thông Vodafone của Anh, bắt đầu đầu tư vào Ấn Độ từ hơn một thập kỉ trước, đã gặp không ít rắc rối trong các cuộc tranh chấp và từng nói bóng gió sẽ từ bỏ thị trường này.

Năm 2016, ứng dụng Free Basics của Facebook đã bị cơ quan quản lí Ấn chặn, WhatsApp cũng từng bị chính quyền New Delhi gây áp lực phá bỏ các chính sách riêng tư của mình để được phép hoạt động tại quốc gia này.

Hiện quốc hội Ấn Độ đang xem xét một dự luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, có thể sẽ còn gây thêm nhiefu áp lực cho các ông lớn công nghệ nước ngoài muốn chiếm lĩnh thị phần tỉ dân.

Tham vọng gia nhập sâu vào thị trường tỉ dân, Facebook rót 5,7 tỉ USD mua cổ phần hãng viễn thông Ấn - Ảnh 4.

Tuy nhiên, nhiều lời đồn đoán cho rằng động thái này của Facebook còn có nhiều ẩn ý khác, không chỉ đơn giản ở mức tiếp cận với nguồn doanh thu quảng cáo tại đây. (Nguồn: Reuters).

Ajit Mohan - Giám đốc Facebook Ấn Độ, đã lên tiếng phủ nhận các tin đồn "thông quan" cửa ải pháp lí là một phần chủ đích của lần mua vốn khủng này. Theo ông, thỏa thuận này đã được chính phủ phê duyệt theo đúng qui định.

"Tất cả mọi người ở Reliance đều luôn khiêm tốn với cơ hội chào đón Facebook, với tư cách là đối tác lâu dài của chúng tôi", tỉ phú  Ambani – Chủ tịch kiêm CEO Reliance Industries, tuyên bố, "Trong công cuộc phát triển và biến đổi hệ sinh thái kĩ thuật số tại Ấn Độ, cho lợi ích của tất cả người dân Ấn Độ".

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.