Thiếu thiết bị, vật tư y tế: Bác sĩ tại Ấn Độ chiến đấu với dịch Covid-19 bằng áo mưa, mũ bảo hiểm

Sự thiếu hụt thiết bị bảo hộ y tế ở Ấn Độ khiến cho nhiều bác sĩ tại đây buộc phải sử dụng áo mưa, mũ bảo hiểm để điều trị cho các bệnh nhân Covid-19.
Thiếu thiết bị, vật tư y tế: bác sĩ tại Ấn Độ chiến đấu với virus Covid-19 bằng áo mưa, mũ bảo hiểm - Ảnh 1.

Thiếu thốn vật tư, thiết bị bảo hộ, một số bác sĩ tại Ấn Độ mang áo mưa, mũ bảo hiểm xe máy để bảo vệ bản thân. (Nguồn: Deccan Herald).

Thủ tướng Ấn Độ, ông Narendra Modi vào ngày 30/3, đã thông báo Ấn Độ đang cố gắng mua số lượng lớn thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), từ trong nước và ngoài nước, đặc biệt là Hàn Quốc và Trung Quốc.

Động thái này nhằm đáp ứng tình trạng thiếu hụt vật tư, thiết bị y tế tại quốc gia đông dân top đầu thế giới này.

Hơn 10 bác sĩ đang làm việc ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở Ấn Độ, chia sẻ với Reuters rằng họ lo ngại nếu không có khẩu trang và đồ bảo hộ phù hợp, họ có thể trở thành người mang mầm bệnh tiếp theo.

Đến nay Ấn Độ đã có 1.251 ca nhiễm virus Covid-19, với 32 trường hợp tử vong. Theo một báo cáo, dự đoán quốc gia đông dân thứ 2 thế giới có thể sẽ có hơn 100.000 người nhiễm virus vào giữa tháng 5 này.

Kịch bản này sẽ khiến hệ thống y tế của Ấn Độ rơi vào tình trạng khan hiếm trầm trọng, gia tăng áp lượng đè nặng lên lực lượng các y bác sĩ.

Thiếu thiết bị, vật tư y tế: bác sĩ tại Ấn Độ chiến đấu với virus Covid-19 bằng áo mưa, mũ bảo hiểm - Ảnh 2.

Đến nay, Ấn Độ đã có 1.251 ca nhiễm virus Covid-19, với 32 trường hợp tử vong, con số này được dự báo sẽ còn tăng trong thời gian tới. (Nguồn: Economics Times).

Bệnh viện truyền nhiễm Beleghata ở phía đông thành phố Kolkata – là một cơ sở y tế lớn chuyên điều trị các ca nhiễm virus Covid-19.

Theo chia sẻ của hai bác sĩ làm việc tại đây với Reuters, các bác sĩ với số năm hành nghê ít ỏi chỉ được trang bị áo mưa nhựa trong quá trình kiểm tra bệnh nhân.

Một trong số hai vị bác sĩ này nói: "Chúng tôi sẽ không làm việc khi phải trả giá bằng mạng sống của mình". Hai vị này yêu cầu dấu tên, do e ngại chính quyền trả đũa.

Khi Reuters liên hệ với bác sĩ Asis Manna – Giám đốc Y tế của bệnh viện Beleghata, ông đã từ chối bình luận về nguồn tin trên.

Một vị bác sĩ đang chữa trị cho bệnh nhân Covid-19, bác sĩ Sandeep Garg của Bệnh viện ESI, tọa lạc ở phía bắc bang Haryana gần với Thủ đô New Delhi, cho biết ông đang sử dụng mũ bảo hiểm xe máy trong khi làm việc, vì ông không có chiếc khẩu trang N95 nào.

Ông chia sẻ mũ bảo hiểm xe máy "có khả năng bảo vệ đáng kể chống lại các virus".

"Tôi đội một chiếc mũ bảo hiểm - loại có tấm che phía trước để che mặt tôi lại, để bổ sung thêm một lớp bảo hộ nữa lên trên khẩu trang phẫu thuật của tôi", bác sĩ Sandeep Garg nói.

Cũng theo Reuters, khi chất vấn Bộ Y tế Ấn Độ, họ vẫn chưa nhận được câu trả lời xác thực nào.

Thiếu thiết bị, vật tư y tế: bác sĩ tại Ấn Độ chiến đấu với virus Covid-19 bằng áo mưa, mũ bảo hiểm - Ảnh 3.

Hệ thống y tế công cộng của Ấn Độ vẫn còn rất thô sơ, với dân số đứng thứ nhì thế giới, vốn đã rơi vào tình trạng quá tải trước khi dịch Covid-19 bùng phát. (Nguồn: RFI).

Hoàn cảnh éo le của các bác sĩ Ấn Độ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đã làm sáng tỏ một hệ thống y tế công cộng cổ hũ và quá tải, đã bị cắt giảm ngân sách và ngó lơ qui định trình tu trong nhiều năm qua.

Ấn Độ chỉ dành khoảng 1,3% GDP cho lĩnh vực y tế công cộng mỗi năm, là quốc gia chi tiền cho hệ thống sức khỏe thuộc hàng thấp nhất trên thế giới.

"Chúng tôi đang sống bằng những lời cầu nguyện, đơn giản là vì chúng tôi không có thể tự cứu mình bằng cách chỉ dựa vào hệ thống y tế ở đây", một quan chức chính phủ cấp cao ở New Delhi nhận định với Reuters.

Người này đã yêu cầu giấu tên vì tính chất nhạy cảm của tình hình này ở Ấn Độ.

Trong một bệnh viện trực thuộc nhà nước tọa lạc ở thành phố Rohtak, bang Haryana, một số bác sĩ với ít năm hành nghề, đã từ chối điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus Covid-19, trừ khi họ được cung cấp đầy đủ các thiết bị an toàn y tế.

"Chúng tôi cũng đã thành lập một quĩ không chính thức cho cuộc chiến với đại dịch Covid-19, mỗi bác sĩ tại đây đã đóng góp 1.000 rupee (khoảng 13,27 USD) để mua khẩu trang và các loại dụng cụ che chắn mặt khác", một bác sĩ ở đây cho hay.

"Mọi người ai cũng đều sợ hãi", vị bác sĩ thở dài nói, "Không có ai muốn làm việc mà không được bảo vệ cả".

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.