Anh và EU bước vào cuộc đàm phán 'then chốt' về thỏa thuận thương mại

Ngày 12/12, các nhà đàm phán của Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu cuộc đàm phán mang tính quyết định về một thỏa thuận thương mại cho quan hệ song phương trong giai đoạn hậu Brexit - chỉ việc Anh rời EU. Giới chức hai bên cam kết sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào ngày 13/12.

Trưởng đoàn đàm phán Brexit của Anh, David Frost, và người đồng cấp phía EU, Michel Barnier đã bắt đầu cuộc làm việc tại trung tâm hội nghị ở Brussels (Bỉ) từ đầu giờ chiều này (giờ địa phương).

Trước thềm cuộc gặp này, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố "rất, rất nhiều khả năng" các cuộc đàm phán sẽ thất bại. Ngày 12/12, Chính phủ Anh khẳng định các tàu tuần tra của Hải quân Hoàng gia Anh đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng bảo vệ ngư trường của nước này.

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cũng thông báo với các nhà lãnh đạo của liên minh này rằng ít có cơ hội đạt được một thỏa thuận thương mại với Anh cho giai đoạn hậu Brexit. Tuy nhiên, cả hai nhà lãnh đạo đều yêu cầu các nhà đàm phán của mình tiếp tục làm việc.

Sau khi chính thức rời khỏi EU vào ngày 31/1 năm nay, Anh bắt đầu quá trình chuyển tiếp kéo dài đến ngày 31/12 tới để thảo luận với EU về thỏa thuận thương mại mới cho mối quan hệ có kim ngạch trao đổi song phương trị giá gần 1.000 tỷ USD/năm này. 

Hiện hai bên vẫn bất đồng về 3 nội dung cốt lõi về quyền đánh bắt cá, sân chơi bình đẳng và giải quyết tranh chấp. 

Trong dự thảo mới nhất đưa ra ngày 10/12, EU muốn hai bên tiếp tục vào đánh bắt cá trong vùng biển của nhau trong 12 tháng, bắt đầu từ ngày 1/1/2021, và duy trì dịch vụ đường không, đường bộ, vận chuyển hàng hóa trong vòng 6 tháng cũng từ thời hạn trên. Tuy nhiên, phía Anh không chấp nhận.

Trong trường hợp Anh và EU không đạt được thỏa thuận, hai bên sẽ phải áp dụng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong quan hệ thương mại như áp đặt thuế quan và hạn ngạch.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.