Áp lực thi đại học, học sinh Trung Quốc vừa thở bình oxy vừa ôn bài

Cao khảo gần như quyết định vận mệnh học sinh Trung Quốc. Việc chuẩn bị cho kỳ thi thực sự là cuộc chiến trên mọi mặt trận đối với thí sinh và phụ huynh, nhà trường.
ap luc thi dai hoc hoc sinh trung quoc vua tho binh oxy vua on bai
Thí sinh không rời sách dù phải nhập viện do ôn thi kiệt sức. Ảnh; Reuters

Đầu tháng 6 hàng năm, bầu không khí lại căng thẳng bao trùm Trung Quốc, trước, trong và ngay sau kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia, hay còn gọi là cao khảo. Hai ngày thi diễn ra trong sự chú ý của toàn xã hội và quan trọng không thua gì quốc lễ, chỉ có điều kém vui vẻ.

Các công trường cạnh điểm thi tạm ngừng học động, giao thông được điều hướng tránh ảnh hưởng tới thí sinh. Xe cấp cứu túc trực bên ngoài, sẵn sàng cho trường hợp sĩ tử suy sụp thần kinh. Cảnh sát được huy động tuần tra, giữ trật tự các tuyến phố.

Chương trình phát thanh thi nhau bình luận đề thi, câu hỏi. Khi kết quả được công bố, những thí sinh đạt điểm cao được tuyên dương toàn quốc.

Cuộc thi mang tính “sống còn”

Cao khảo được tổ chức lần đầu vào năm 1952 nhưng bị ngừng dưới thời “cách mạng văn hóa”. Đến năm 1977, kỳ thi khắc nghiệt bậc nhất thế giới được tổ chức trở lại. Trong 40 năm qua, nó vẫn mang tính “sống còn” đối với tương lai hàng triệu người.

Điểm số cao khảo được coi là một trong những con số quan trọng nhất đời, đánh giá thành quả 12 năm miệt mài đèn sách và gần như quyết định cuộc đời của hàng triệu thanh niên.

Hiện tại, kỳ thi được thực hiện theo chế độ 3 + X. Thí sinh phải làm 3 bài thi bắt buộc (Toán, Trung văn, tiếng Anh) cùng 3 môn tự chọn theo hướng nghệ thuật hoặc khoa học. Năm nay, Bộ Giáo dục Trung Quốc thí điểm chương trình cho phép thí sinh chọn nhiều môn hơn.

Dù cải cách thế nào, áp lực học hành, thi cử đối với học sinh chưa từng thay đổi.

Năm nay, hàng triệu phụ huynh, bạn bè đứng hai bên đường, tiễn con, bạn lên chuyến tàu sang thành phố khác dự thi. Hàng triệu người khác vây quanh cổng trường thi, nhìn qua cảnh cổng sắt, vừa chờ đợi khoảnh khắc con bước chân khỏi phòng thi vừa cầu nguyện con đạt kết quả tốt.

Ôtô đỗ từng hàng dài, khẩu hiệu, biểu ngữ treo rợp trời. Trời nắng chang chang nhưng không ai có ý định ngồi chỗ râm, tán gẫu trong lúc chờ con. Đối với nhiều phụ huynh, đứa con trong phòng thi là hy vọng duy nhất của họ.

Cuộc chiến trên mọi “mặt trận”

Phần lớn học sinh Trung Quốc biết đến kỳ thi tuyển sinh đại học từ khi học tiểu học và bắt đầu chuẩn bị cho cao khảo từ cấp trung học cơ sở.

Ở trường, giáo viên tranh thủ nhắc đến kỳ thi này mỗi dịp công bố điểm. Người lớn trong nhà cường điệu tầm quan trọng của nó với con mỗi khi có cơ hội.

Trên thực tế, tỷ lệ đỗ đại học ở Trung Quốc không hề thấp. Theo thống kê của Tân Hoa Xã, từ năm 2012 đến nay, tỷ lệ này luôn dao động trong khoảng 70-80%.

Tuy nhiên, cuộc chiến vào đại học vẫn khốc liệt hơn bất cứ nước nào vì việc trúng tuyển vào trường danh tiếng không hề đơn giản.

Theo Guardian, những trường tốp đầu ở Trung Quốc chỉ lấy một người trúng tuyển trong hơn 50.000 đơn ứng tuyển. Và việc tuyển sinh chỉ dựa vào yếu tố duy nhất – điểm tổ hợp 3 môn thi từ cao khảo.

ap luc thi dai hoc hoc sinh trung quoc vua tho binh oxy vua on bai
Việc chống gian lận được thực hiện nghiêm túc nhằm đảm bảo kỳ thi diễn ra công bằng. Ảnh: Reuters

Ảnh hưởng bởi tư tưởng của người lớn cũng như thực tế khắc nghiệt khi trượt đại học hoặc không đỗ trường mong muốn, học sinh Trung Quốc lao vào học không kể ngày đêm.

Năm lớp 12, việc ôn bài 12 tiếng mỗi ngày, trường miễn tất cả hoạt động ngoại khóa là chuyện hết sức bình thường. Một số trường còn bị chỉ trích khi để học sinh học như một cỗ máy, không rời sách vở trong 15 tiếng/ngày.

Khi cao khảo cận kề, phụ huynh và sĩ tử cuống cuồng chuẩn bị cho cuộc chạy đua. Ngoài việc ra sức nhồi nhét kiến thức, nhiều người không ngại sử dụng đến sự hỗ trợ từ thuốc bổ não.

Gao Hong, nữ sinh 18 tuổi ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy, thừa nhận không quá tin tưởng vào những lời quảng cáo về loại thuốc thần kỳ, nhưng vẫn ôm tâm lý ăn may và sợ tụt hậu so với bạn bè xung quanh, liều mua thuốc uống.

Phụ huynh cũng không ngại chi tiền thuê gia sư kèm cặp con cả ngày, hay cho con theo học những lò luyện thi khắc nghiệt nhất. Hình ảnh sĩ tử nằm viện, thở bình oxy nhưng tay không rời sách vở có thể gây sốc với người nước ngoài nhưng lại hoàn toàn bình thường với người Trung Quốc.

Áp lực thi cử lớn cũng khiến phụ huynh, thí sinh tìm mọi biện pháp để gian lận bằng thiết bị tinh vi, tốn kém như camera, tai nghe siêu nhỏ gắn ở bút, gọng kính, cục tẩy, gọng áo lót. Cùng với đó, các nhà chức trách đầu tư không ít tiền để đảm bảo công bằng thi cử qua hệ thống giám sát phòng thi, máy dò kim loại, thiết bị phá sóng, nhận diện gương mặt và máy bay không người lái.

Cái giá phải trả cho hành vi gian lận thi cử khá đắt, thậm chí lên đến 7 năm tù, song không ngăn cản được phụ huynh, học sinh tìm cách vi phạm quy chế thi trong cuộc chạy đua hà khắc vào trường danh tiếng.

ap luc thi dai hoc hoc sinh trung quoc vua tho binh oxy vua on bai Khắc nghiệt như thi đại học ở Trung Quốc, thí sinh tự tử vì stress
ap luc thi dai hoc hoc sinh trung quoc vua tho binh oxy vua on bai Người đàn ông 50 tuổi 21 lần thi đại học
chọn
Địa phương sắp 'lên đời' của Nghệ An tìm chủ cho ba dự án bất động sản gần 2.000 tỷ đồng
Từ đầu năm đến nay, Nghệ An liên tục phát thông báo mời đầu tư ba dự án bất động sản tại thị xã Cửa Lò, nơi sắp được sáp nhập vào TP Vinh.