Câu chuyện của chị Lin cũng giống như câu chuyện của hàng nghìn cặp vợ chồng tại Trung Quốc, ồ ạt li hôn ngay sau khi con cái họ kết thúc kỳ thi đại học.
Kết thúc kì thi đại học, bố mẹ Trung Quốc ồ ạt li hôn. (Ảnh: Sohu) |
Vợ chồng chị Lin sống không hạnh phúc, họ đã có ý định li hôn từ lâu, nhưng họ đành trì hoãn vì năm nay con trai thi đại học. Kỳ thi đại học tại Trung Quốc được gọi là Gaokao và được cho là kỳ thi khốc liệt nhất thế giới. Năm nay có 10 triệu sĩ tử đăng ký dự thi với ba môn bắt buộc: Tiếng Trung, Toán, Tiếng Anh và một môn tự chọn (tự nhiên hoặc xã hội).
Đối với hầu hết người Trung Quốc, đặc biệt là những người có xuất thân bình dân, điểm số cao trong kỳ thi Gaogao là phương tiện duy nhất để đổi đời. Vì không muốn dồn thêm áp lực tâm lý cho con, vợ chồng chị Lin thống nhất, tiếp tục giả vờ chung sống hạnh phúc cho đến khi con hoàn tất kỳ thi.
Và bởi vậy ngay sau ngày đầu tiên con hoàn tất thi đại học, vợ chồng chị Lin không giấu được sự vui mừng và dắt tay nhau đến tòa thị chính, nộp đơn li hôn, chính thức kết thúc chuỗi ngày sống chung khổ sở.
Theo thống kê đăng trên trang Sina, từ năm 2009, các tỉnh Liêu Ninh, Hồ Nam, Thanh Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Sơn Đông, Chiết Giang và Hà Nam có tỷ lệ li hôn tăng đột biến, đặc biệt trong 20 ngày sau khi kỳ thi Gaokao kết thúc. Hầu hết lý do các cặp đôi đưa ra là “không thể chịu đựng được nhau nữa, không thể cứ mãi vì con cái mà hy sinh, giữ gìn tổ ấm tưởng hạnh phúc nhưng rạn nứt từ lâu lắm rồi”.
Các cặp vợ chồng Trung Quốc xếp hàng dài chờ li hôn tại một tòa thị chính ở Trung Quốc. (Ảnh Sohu) |
Một cuộc đối thoại ngắn giữa bố mẹ và con sau đây chắc hẳn gợi cho nhiều người suy nghĩ:
- Tại sao bố mẹ không li hôn trước khi con thi đại học?
- Vì con, con còn quá nhỏ.
- Thế tại sao bố mẹ lại li hôn sau khi con thi xong?
- Vì bố mẹ tổn thương quá nhiều rồi, con cũng trưởng thành rồi
- Tại sao việc bố mẹ li hôn lại liên quan đến kỳ thi đại học của con cơ?
….
Nhiều cặp vợ chồng Trung Quốc phải giả vờ chung sống hạnh phúc vì sợ ảnh hưởng đến tâm lí của con trước kì thi đại học. |
Sau câu hỏi đầy dằn vặt của đứa trẻ, gần như không một cặp bố mẹ nào có thể trả lời được. Rõ ràng, những cuộc li hôn trì hoãn vì con khiến đứa con cảm thấy mình là một lý do khiến cha mẹ không hạnh phúc. Tuy không nói ra nhưng phần lớn người dân Trung Quốc coi kỳ thi Gaokao là kỳ thi đánh dấu sự trưởng thành của con. Khi đó con tròn 18 tuổi và được quyền tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật. Bố mẹ Trung Quốc cho rằng sau khi con vào đại học, con sẽ dành thời gian cho trường lớp, bạn bè, khi đó việc li hôn của bố mẹ sẽ ít ảnh hưởng đến tâm lí và cuộc sống của con.
Trên trang mạng Baidu, chủ đề bùng nổ li hôn hậu thi đại học được mô tả là xu hướng gia tăng, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9. Đây cũng là chủ đề được bàn luận sôi nổi nhất tại quốc gia này.
“Đứa trẻ nào, dù là bé nhỏ hay đã trưởng thành, đều mong muốn được về nhà có mẹ đang nấu ăn và được cùng bố ra ngoài đi dạo hay chơi thể thao. Nhưng câu nói tưởng như vô hại nhưng có sức ‘sát thương’ ghê gớm lên đứa trẻ: ‘Bố mẹ đã li hôn, bố mẹ không nói với con là vì con’ khiến đứa trẻ cảm thấy mình là ‘tội đồ’ trong câu chuyện này, một bình luận đáng chú ý trên Weibo.
Trong khi đó, một bạn trẻ từng có bố mẹ li hôn thẳng thắn nói: “Tôi từng chứng kiến những vụ cãi nhau triền miên của bố mẹ, nên tôi chỉ muốn nói rằng: nếu muốn li hôn thì hãy làm đi, đừng giả vờ sống với nhau rồi cho rằng đó là vì con vì cái”.
Trang Sina cho biết, trong văn hóa Trung Quốc, li hôn vẫn bị coi là điều khá tiêu cực. Họ vẫn đề cao việc “gìn giữ gia đình”, chịu đựng nhau ngay cả khi không có hạnh phúc.
XEM THÊM
'Đây là nhà của bố và con đang ở nhờ mà thôi'
Sự phân định rất rõ ràng giữa trách nhiệm, tình thương, và sự nuông chiều làm cho con người ta không thể tìm thấy nổi ... |
Phải làm gì với con?
Tôi phải làm gì để sửa những thói đó ở con? Tôi không dạy nó thì mai mốt nó sẽ biến thành cái gì? Rõ ... |
Nhà giáo Lê Mai Hương: Em bé dám nói 'không' tốt hơn em bé luôn ngoan ngoãn gật đầu
Cuộc sống có vô số đáp án cho cùng một vấn đề, nhưng khi cha mẹ và giáo viên tin rằng mình luôn đúng, trẻ ... |