Đòi vợ Việt chia 400 tỉ đồng sau li hôn, người đàn ông Singapore chỉ nhận được 1% tài sản

Theo nguyên đơn, trong thời kì hôn nhân giữa ông và vợ cũ có hàng loạt bất động sản chung trị giá hơn 400 tỉ đồng ở TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng. Song, ông này chỉ nhận được hơn 4 tỉ đồng qua hai cấp toà xét xử.

Chiều 22/4, TAND TP HCM mở phiên tòa phúc thẩm, tiếp tục đưa vụ án phân chia tài sản sau li hôn giữa nguyên đơn là ông Chang Koon Yuen (65 tuổi, quốc tịch Singapore) và bị đơn là bà Châu Hồng Loan (cùng ngụ tại TP HCM) ra xét xử. Song, bà Loan cùng những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt.

Tranh chấp tài sản 400 tỉ đồng sau hôn nhân

Trong đơn kháng cáo, ông Chang nêu, năm 1986, ông này đến Việt Nam làm việc, hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất tại các khu công nghiệp Bình Dương, TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng...

10 năm sau, ông Chang quen biết bà Loan. Đến năm 2003, hai người kết hôn với nhau và có 3 người con chung. Sau thời gian chung sống, giữa đôi vợ chồng phát sinh mâu thuẫn. Ngày 13/4/2016, họ li hôn.

Trong thời kì hôn nhân, ông Chang và bà Loan có hàng loạt bất động sản chung trị giá hơn 400 tỉ đồng ở TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng.

Theo ông Chang, phần lớn số tài sản này được mua bằng tiền do ông tích lũy cũng như bố mẹ gửi từ Singapore sang. Những lần nhận tiền của gia đình, nguyên đơn đều có giấy sao kê từ ngân hàng.

Tuy nhiên, tháng 12 năm ngoái, TAND quận 2 xử sơ thẩm đưa ra phán quyết rằng ông Chang chỉ được hưởng hơn 6,3 tỉ đồng. Ngoài ra, HĐXX buộc người đàn ông Singapore có trách nhiệm trả số tiền gần 1,4 tỉ đồng mà vợ ông đã vay trước đó.

Cho rằng bản án "vô lí", ông Chang kháng cáo và "gõ cửa" nhiều cơ quan chức năng. Đồng thời, nguyên đơn còn tố vợ cũ có dấu hiệu tẩu tán tài sản, làm giả giấy tờ; tố cáo TAND quận 2 không xác minh, thu thập, xem xét chứng cứ đầy đủ, khách quan, mà "làm thay" nghĩa vụ chứng minh của đương sự.

Đòi vợ Việt chia 400 tỉ đồng sau li hôn, người đàn ông Singapore chỉ nhận được 1% tài sản - Ảnh 1.

Ông Chang chỉ được hưởng 1% tài sản.

Người chồng nhận 1% giá trị tài sản

Tại tòa hôm nay, đại diện của ông Chang giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, đề nghị HĐXX phúc thẩm sửa án sơ thẩm.

Còn bà Đinh Mai Hương (người cho bà Loan vay tiền) chỉ yêu cầu bà Loan trả lại số tiền gốc 6,6 tỉ đồng mà bà này đã vay, thay vì 15,4 triệu đồng cả gốc lẫn lãi như yêu cầu trước đó.

Phát biểu quan điểm, VKS cho rằng kết luận của tòa cấp sơ thẩm đối với 6 bất động sản tại TP HCM và Bình Dương là có cơ sở. Bởi chính ông Chang đã kí tại các phòng công chứng xác nhận đây là tài sản riêng của bà Loan, ông không có bất kì đóng góp nào.

Đối với 2 thửa đất ở Thảo Điền (quận 2, TP HCM) và Thuận An (Bình Dương), VKS đánh giá đây là tài sản riêng của bà Loan đã được chứng minh. Đồng thời, bà Loan đã làm hợp đồng tặng cho mẹ và được chính quyền địa phương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì thế, không có căn cứ chia tài sản, cũng không có cơ sở hủy các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Riêng hai bất động sản tại Hà Nội và Hải Phòng, có cơ sở xác định đây là tài sản chung vợ chồng. Tuy nhiên, ông Chang cho rằng phần đóng góp chính là của ông nhưng không chứng minh được. Nên việc TAND quận 2 chia theo tỉ lệ 50/50 là phù hợp.

Đối với khoản tiền vay, có căn cứ thể hiện bà Loan vay để mua hai tài sản tại Hải Phòng và Hà Nội. Vì vậy, xác định đây là khoản nợ chung của ông Chang và bà Loan là có căn cứ. Tuy nhiên, khoản vay chênh lệch với số tiền đầu tư, bà Loan không chứng minh được đã dùng vào việc gì nên buộc phải trả phần chênh lệch cho chồng cũ.

Sau khi nghị án, tòa phúc thẩm quyết định chấp nhận một phần kháng cáo của ông Chang, sửa bản án sơ thẩm của TAND quận 2.

Theo đó, HĐXX công nhận hai bất động sản tại Hà Nội và Hải Phòng là tài sản chung của hai vợ chồng trong hôn nhân; chia theo tỉ lệ 50/50. Tài sản được giao cho người vợ, bà này có trách nhiệm thanh toán lại cho chồng cũ hơn 6,3 tỉ đồng.

Tuy nhiên, ông Chang phải trả cho bà Hương 2,1 tỉ đồng. Khấn trừ với số tiền 6,3 tỉ được chia, người đàn ông Singapore chỉ còn nhận được khoảng 4 tỉ.

Các nội dung khác giữa nguyên như bản án sơ thẩm.

Tag:
chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.