Trào lưu 'chết thử' để tìm cảm hứng sống ở Hàn Quốc |
Kim cùng hai con trong ngôi nhà ở Seongnam. Ảnh: AFP |
Người mẹ ba con quay lại văn phòng hôm thứ 7. Để kết thúc công việc sớm và về nhà với con, ngày hôm sau cô đã đến nơi làm việc từ 5h sáng. Các đồng nghiệp cho biết cô bị trụy tim. Họ đã không thể trông thấy cô đến văn phòng nữa.
Theo Kim Yu Mi, 37 tuổi, trường hợp của người phụ nữ xấu số có thể xảy ra với bất kỳ bà mẹ nào ở Hàn Quốc. Hay nói cách khác, làm việc quá sức là thực tế mà nhiều bà mẹ ở độ tuổi đi làm tại nước này đang trải qua.
Kim nói cô là một trong số ít người may mắn có cơ hội nghỉ sinh một năm và hưởng trọn vẹn chế độ thai sản theo quy định của chính phủ. Kim cho rằng mình "vô cùng may mắn" khi vẫn được làm việc sau thời gian nghỉ sinh.
"Ít nhất thì sếp đã không cho tôi nghỉ việc nghi tôi sinh con. Trước đây, nhiều nữ nhân viên như tôi có thể nghe câu: 'Cứ về đi và đừng quay lại nữa'".
Mặc dù vậy, khi trở lại công việc sau thời gian nghỉ sinh bé đầu, cô vẫn thường phải làm việc đến 21h. Người mẹ trẻ thậm chí không có thời gian đọc truyện cho con trước khi đi ngủ. "Ngồi chơi với con và ăn tối cùng nhau là giấc mơ tôi không bao giờ nghĩ đến", cô nói.
Theo số liệu chính thức, người Hàn Quốc làm việc trung bình 2.113 giờ mỗi năm, cao thứ hai trong nhóm các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy con số thực tế thậm chí còn tệ hơn nhiều. Đối với một gia đình có cả vợ và chồng cùng đi làm, người chồng thường chỉ dành 40 phút mỗi ngày để làm việc nhà hay chăm sóc con, trong khi người vợ mất ba giờ để làm việc này.
Trong những năm gần đây, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra thảo luận một số biện pháp nhằm cải thiện đời sống của người lao động, như giới hạn số giờ làm việc. Tuy nhiên, tình trạng làm thêm giờ vẫn là vấn đề chưa được giải quyết triệt để.
Theo AFP, sau sự việc xảy ra hồi tháng trước, giới chức đã xem xét lại chế độ làm việc cho phụ nữ sau sinh. Bộ Phúc lợi Hàn Quốc cấm làm việc vào thứ 7 và khuyến cáo người dân không làm việc thêm giờ quá mức. Tuy nhiên, cái chết của người phụ nữ đã làm dấy lên làn sóng tranh luận về trở ngại đối với những người vợ người mẹ, trong xã hội quay cuồng vì áp lực công việc và gia đình.
Áp lực công việc cùng nếp sống gia trưởng ăn sâu vào tư tưởng khiến nữ giới ngày càng sợ hôn nhân, theo chuyên gia Lee Na Young của Đại học Chung-Ang. Từ năm 2006, chính pủ đã đầu tư hơn 124 triệu USD cho các chương trình khuyến khích người dân sớm kết hôn, song kết quả không mấy thành công.
Trong những năm qua, tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc đã giảm xuống mức 1,2 con/phụ nữ, mức thấp nhất theo thống kê của Ngân hàng Thế giới. Tỷ lệ sinh trung bình trên thế giới là 2,4.