Bài học của Hà Lan về 'giải cứu' đồng bằng trước biến đổi khí hậu

Phó Cao ủy Đồng bằng Hà Lan đã chia sẻ cần có một cơ quan đặc biệt để đảm bảo việc liên kết ngành trong việc giúp Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua thách thức biến đổi khí hậu.

Trước hơn 500 đại biểu dự Hội nghị chuyển đổi mô hình phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng biến đổi khí hậu tại Cần Thơ ngày 26/9, ông Hermen Bort, Giám đốc Văn phòng Ủy ban Đồng băng, Cao ủy Đồng bằng Hà Lan đã có bài trình bày tâm huyết nêu giải pháp giúp ĐBSCL vượt qua thách thức của biến đổi khí hậu.

Ông Hermen Bort cho hay trong chuyến thăm Hà Lan của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hai tháng trước, ông đã có dịp trình bày một số bài học kinh nghiệm từ chương trình Đồng bằng của Hà Lan trong mối tương quan với các chương trình kế hoạch cho Đồng bằng sông Cửu Long. Và Hội nghị lần này là cơ hội quan trọng để ông có thể đưa các kinh nghiệm từ Hà Lan tới Việt Nam.

bai hoc cua ha lan ve giai cuu dong bang truoc bien doi khi hau

Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà trao đổi cùng ông Hermen Bort, Giám đốc Văn phòng Ủy ban Đồng băng, Cao ủy Đồng bằng Hà Lan. Ảnh. Công Khanh.

Bài học từ xứ sở hoa tuy luýp

7 năm trước, Hà Lan bắt đầu triển khai đề án đầy tham vọng mang tên Chương trình Đồng bằng Hà Lan với hai mục tiêu: bảo vệ đất nước Hà Lan an toàn trước mọi cơn lũ lụt và cung cấp đủ nước sạch cho hiện tại và tương lai. Sau 7 năm, người Hà Lan khẳng định đây là chương trình thực sự hiệu quả.

Ông Phó Cao ủy Đồng bằng Hà Lan cho hay Đồng bằng sông Cửu Long không phải đồng bằng Hà Lan nhưng những thách thức với hai vùng đồng bằng lại khá giống nhau: mực nước biển dâng, sụt lún, quá thừa nước (trong mùa lũ lụt, ví dụ như năm 2011) hoặc thiếu nước (mùa khô, chẳng hạn như năm 2016) và tình trạng xâm nhập mặn.

Đặc biệt những phát triển trên vùng thượng nguồn càng làm khó khăn hơn cho công tác dự đoán tác động của những thách thức nêu trên.

Trọng tâm của Hội nghị Đồng bằng sông Cửu Long lần này là chuyển đổi quy mô lớn để chuẩn bị cho tương lai của vùng, của hơn 17 triệu người dân. Theo ông Hermen Bort, nếu hành động như thông thường sẽ không mang lại các kết quả mong muốn vì sự bền vững thịnh vượng lâu đài.

“Đôi khi thực tế đòi hỏi ta phải thay đổi hơn là chiến đấu với nó, ví dụ như tìm cách khai thác sử dụng hiện trạng nhiễm mặn ở vùng ven biển, hoặc khôi phục khả năng trữ nước ở thượng nguồn. Điều này đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các tỉnh và liên kết nhiệm vụ của các bộ”, ông Hermen Bort chia sẻ.

Vì vậy, Phó Cao ủy Đồng bằng Hà Lan chỉ ra điểm cốt lõi để thích ứng chính là phải điều chỉnh thực tế sử dụng đất, các hệ thống sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng liên quan. “Đây là điều không thể làm được trong phạm vi nhiệm vụ của riêng một Bộ. Đó là một thách thức liên ngành đòi hỏi một giải pháp tích hợp và có sự hợp tác”.

Ông Hermen Bort chỉ ra 3 giá trị cốt lõi là tính thống nhất, tính linh hoạt và tính bền vững để trả lời câu hỏi “Làm sao để đánh giá được tác dụng của các khoản dầu tư vào mục tiêu dài hạn của một ĐBSCL bền vững và thịnh vượng”. Từ đó, các cơ quan chức năng phải đưa ra các quyết định then chốt mang tên Quyết định Đồng bằng ( Delta Decisions).

bai hoc cua ha lan ve giai cuu dong bang truoc bien doi khi hau

Phó Cao ủy Đồng bằng Hà Lan kinh nghiệm của Hà Lan có thể áp dụng cho Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh minh họa, nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Cần một cơ quan đặc biệt đảm bảo sự hợp tác liên ngành

Một trong những kinh nghiệm quý báu được Phó Cao ủy Đồng bằng Hà Lan chỉ ra chính là việc luật hóa và cần cơ cấu tài chính riêng cho chiến lược đồng bằng.

Tiếp đó, Nhà nước cần bổ nhiệm một chức vụ đặc biệt là Cao ủy vùng Đồng bằng (Delta Commissioner), có trách nhiệm triển khai chương trình đúng tiến độ và đảm bảo sự gắn kết của tất cả các hoạt động riêng biệt trong chương trình. Cao ủy Đồng bằng duy trình định hướng chiến lược ngắn hạn và dài hạn để ra các quyết định chính trị.

“Chúng ta muốn được các thế hệ tương lai nhớ đến như là người gây ra các vấn đề khó khăn hay là những người đã giải quyết các vấn đề đó”.

Phó Cao ủy Đồng bằng Hà Lan

Hà Lan cũng chia Chương trình Đồng bằng thành các tiểu chương trình hướng vào các vấn đề và các khu vực cụ thể. Trong tiểu chương trình này, các nhóm chuyên gia bao gồm đại diện của các bên liên quan khác nhau cùng thiết kế các giải pháp và xây dựng chiến lược ở địa phương và báo lên ban chỉ đạo địa phương. Cao ủy Đồng bằng sẽ tổng hợp các giải pháp vùng vào trong một chiến lược tối ưu.

Cơ chế tài chính riêng cho chương trình đồng bằng

Một vấn đề quan trọng được Phó Cao ủy Đồng bằng Hà Lan chỉ ra chính là việc phân bổ một cơ chế tài chính riêng, được quy định rõ ràng trong luật để thực hiện chương trình đồng bằng.

Hà Lan đã dành riêng 1 tỷ euro/năm từ các quý bổ sung để triển khai thực hiện chiến lược tối ưu. Cơ chế tài chính riêng là một công cụ mạnh đảm bảo cho chương trình được thực hiện đúng tiến độ.

Chương trình đầu tư dài hạn cần có nguồn quỹ đầu tư dài hạn song hành. Bên cạnh nguồn vốn dành riêng từ ngân sách trung ương, chương trình cũng nhận được đóng góp tài chính riêng từ các cấp chính quyền.

Hà Lan có một thỏa thuận đặc biệt về phân bổ tài chính cho ngành nước, trong đó quy định rõ vai trò cũng như trách nhiệm đóng góp từ trung ương và chính quyền địa phương. “Nhờ đó Chương trình Đồng bằng của chúng tôi thực sự là tổng hợp các biện pháp cụ thể thực hiện theo đúng thời hạn để đạt đến một mục tiêu chung”, ông Hermen Bort chia sẻ.

Chiều 26/9, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Phó Cao ủy Chương trình Đồng bằng Hà Lan, ông Hermen Borst, nhân dịp dự Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH).

Ghi nhận các ý kiến của Phó Cao ủy Chương trình Đồng bằng Hà Lan, Thủ tướng đánh giá cao việc thành lập một ban điều phối và hình thành một quỹ đồng bằng như kinh nghiệm của Hà Lan; đồng thời nhấn mạnh vấn đề quan trọng là thay đổi tư duy trong phát triển.

Đồng bằng sông Cửu Long có biến mất vào năm 2100? Dự báo đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam sẽ tăng lên 3 độ C và mực nước biển sẽ tăng lên khoảng 1 m. Khi đó gần 40% diện tích ĐBSCL sẽ bị ngập nước.
chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.