Bác sĩ Lê Thuận Linh, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Quận Thủ Đức TP HCM cho biết, người bị đau dạ dày thường có biểu hiện khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, nóng rát sau xương ức, rối loạn tiêu hóa hay đau thượng vị. Các triệu chứng khác ít gặp hơn là đau ngực, cảm giác khó thở, chóng mặt sau ăn no. Khi có biến chứng thì ói ra máu, tiêu phân đen, đau bụng dữ dội trong thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị.
Ngày Tết ăn uống nhiều món, người bị đau dạ dày nên lưu ý chọn thực đơn phù hợp để tránh những cảm giác khó chịu bao tử.
Người bị bệnh đau dạ dày ăn uống như thế nào để sống khỏe trong ngày Tết. |
Thực đơn cho người bị đau dạ dày trong ngày Tết
- Sữa các loại.
- Mứt kẹo, mật ong, kem, thạch, chè.
- Cháo, cơm nát, bánh mì, bánh từ bột gạo hoặc nếp.
- Cơm nếp, bánh chưng, bánh dày…
- Các loại khoai.
- Thịt hầm mềm, súp…
Những thực phẩm cần tránh
- Thức ăn có độ acid cao như cam, chanh, giấm, tái, cà muối…
- Thức ăn có vị cay: ớt, tương ớt.
- Các thức ăn tạo hơi như dưa cà, hành, đậu…
- Món có thể gây hư hại niêm mạc dạ dày như rượu, bia, cà phê, ớt, gia vị nhiều, sữa chua, nước có ga.
- Thực phẩm làm tăng tiết axit như sốt thịt, cá…
Bác sĩ Linh khuyên mọi người dùng thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trứng trắng. Không để đói hoặc quá no. Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ hai đến ba giờ. Chế biến thức ăn bằng cách nghiền, xay, băm nhỏ hoặc nấu nhừ.
Nước ép nha đam có thực sự giúp điều trị hội chứng ruột kích thích? | |
Cẩn trọng với chứng bệnh đau dạ dày ở trẻ | |
Thói quen tốt cho người đau dạ dày |