Bán đảo Sơn Trà có hơn 1.300 'nữ hoàng linh trưởng'

Số lượng cá thể voọc chà vá chân nâu trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) được Green Việt khảo sát và công bố, cho thấy loài vật trong Sách Đỏ nhiều gấp 4-5 lần so với khảo sát trước đây. 

Chiều 22/5, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật TP Đà Nẵng và Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Việt) đã tổ chức hội thảo "Công bố kết quả nghiên cứu hiện trạng quần thể voọc chà vá chân nâu và giải pháp bảo tồn loài tại bán đảo Sơn Trà".

ban dao son tra co hon 1300 nu hoang linh truong

Voọc chà vá chân nâu trên Sơn Trà. Ảnh: Nguyễn Đông

Ông Bùi Văn Tuấn, Trưởng phòng nghiên cứu Green Việt, cho biết trong 3 tháng đầu năm 2017, trung tâm đã khảo sát voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà, nhằm đếm cá thể, số lượng đàn, tính toán khu vực phân bố như thế nào...

Sử dụng phương pháp Distance Sampling (lấy mẫu khoảng cách tiên tiến), đoàn khảo sát chia Sơn Trà thành 16 tuyến, khảo sát mỗi lần 4 tuyến liền kề trong 3 ngày liên tiếp (mỗi tuyến cách nhau 500 m do có nghiên cứu cho thấy mỗi ngày voọc di chuyển khoảng 500 m), với tổng chiều dài 136 km.

Mỗi tuyến khảo sát có hai thành viên. Họ dùng GPS để định vị, dùng máy đo khoảng cách và đi bộ dọc theo tuyến với vận tốc 0,5 km/giờ. Đoàn khảo sát xuất phát vào cùng một thời điểm, bắt đầu vào khoảng 6h sáng và kết thúc lúc 17h chiều.

Khi phát hiện đàn voọc họ thu thập số liệu về sinh cảnh, độ cao, số lượng, giới tính để tập hợp dữ liệu. "Qua tính toán trên phần mềm, kết quả cho thấy trên Sơn Trà hiện có khoảng 1.335 cá thể voọc chà vá chân nâu, với số lượng khoảng 237 đàn", ông Tuấn nói.

Con số này cao gấp 4-5 lần so với công bố từ những nghiên cứu thực hiện năm 2008 và 2010, cho thấy voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà chỉ có từ 108 đến 300 cá thể.

Lý giải về sự chênh lệch lớn này, ông Tuấn cho biết trước đây mới chỉ khảo sát một phần diện tích nhỏ, không phải toàn bộ bán đảo.

Với kết quả này, Sơn Trà đang là nơi sinh sống của quần thể voọc chà vá chân nâu lớn nhất thế giới. Voọc hiện phân bố chủ yếu ở phía Bắc bán đảo Sơn Trà, với diện tích khoảng 3.130 ha.

Tuy nhiên loài đang chịu nhiều tác động, như diện tích có nguy cơ suy giảm, bị chia cắt vùng sống do có nhiều tuyến đường trên Sơn Trà, bị săn bắn, đặt bẫy...

ban dao son tra co hon 1300 nu hoang linh truong

Ông Bùi Huy Trí nói "sẽ làm những điều tốt nhất cho Sơn Trà". Ảnh: Nguyễn Đông

Kiến trúc sư Bùi Huy Trí, Trưởng phòng Quản lý quy hoạch (Sở Xây dựng Đà Nẵng), mong muốn được trao đổi thêm với nhóm nghiên cứu để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp cho thấy số lượng lớn voọc chà vá ở Sơn Trà, đồng thời tìm hiểu bản đồ sinh sống của những loài động, thực vật cụ thể, rạn san hô để khoanh vùng bảo vệ và quy hoạch Sơn Trà.

Ông Trí cho biết, Sở Xây dựng đang làm báo cáo rà soát quy hoạch Sơn Trà theo chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng, phục vụ cho việc báo cáo Chính phủ trước ngày 30/5. Chưa tiết lộ nội dung của báo cáo, tuy nhiên ông Trí nói "sẽ làm những điều tốt nhất cho Sơn Trà".

Voọc chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) thuộc họ khỉ cựu thế giới (nhằm phân biệt với loài khỉ tân thế giới). Chúng là quần thể linh trưởng đặc hữu của Đông Dương, là loài sinh vật chỉ thị môi trường và nguồn gen quý hiếm.

Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh voọc chà vá chân nâu là "nữ hoàng của các loài linh trưởng" chính nhờ vẻ đẹp khác thường.

Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), voọc chân nâu đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng cao, đứng thứ hai trong danh lục đỏ của IUCN về các loài bị đe dọa.

ban dao son tra co hon 1300 nu hoang linh truong Chuyên gia lo ngại 'lá phổi xanh' của Đà Nẵng sẽ bị 'bê tông hóa'

Sơn Trà của Đà Nẵng có thiên nhiên đẹp, nhiều loại động vật quý hiếm, đủ núi, đủ biển… tại sao không tìm cách tận ...

chọn
[Photostory] Vị trí khu đô thị 72.000 tỷ đồng đang tìm chủ tại Biên Hòa
Khu đô thị Hiệp Hòa có vị trí thuộc phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch khoảng 293 ha, với tổng mức đầu tư hơn 72.000 tỷ đồng.