Bản đồ phát triển ngành hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (dự thảo)

Bản đồ phát triển ngành hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (dự thảo) được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 8/8 để xin ý kiến góp ý.

Ngày 8/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố dự thảo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để xin ý kiến góp ý.

Theo dự thảo, quy hoạch nhằm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại phù hợp với xu thế phát triển khoa học, công nghệ, phát triển hạ tầng thông minh.

Ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông, năng lượng, hạ tầng ứng phó với thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, hạ tầng các đô thị lớn và hạ tầng số tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. Tập trung ưu tiên các nguồn lực để phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng để hỗ trợ hình thành các hành lang kinh tế và sớm hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tại các vùng động lực.

Mục tiêu phát triển

Về mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông, đến năm 2030, hệ thống giao thông cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội, kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường; hình thành hệ thống giao thông được bố trí hợp lý, đồng bộ giữa các phương thức vận tải;

Đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường bộ trong cả nước đồng bộ, hiện đại, bảo đảm sự kết nối và phát triển hợp lý giữa các phương thức vận tải.

Về hạ tầng năng lượng, đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái;

Phát triển hài hòa, hợp lý các loại hình năng lượng với hạ tầng đồng bộ và thông minh, đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN. Xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu năng lượng hợp lý, triệt để thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Chủ động sản xuất được một số thiết bị chính trong các phân ngành năng lượng; nâng cấp, xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến, hiện đại.

Về hạ tầng thông tin và truyền thông, hạ tầng thông tin và truyền thông bao gồm hạ tầng bưu chính, hạ tầng số (với trọng tâm là hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng kết nối Internet vạn vật (IoT), hạ tầng điện toán đám mây), hạ tầng công nghiệp công nghệ thông tin và404 các nền tảng chuyển đổi số quốc gia thiết yếu, được đảm bảo an toàn thông tin mạng từ thiết kế;

Phát triển đồng bộ và liên kết chặt chẽ với nhau để tạo thành một chỉnh thể thống nhất, hiện đại trên cơ sở sử dụng công nghệ số tiên tiến; có khả năng cung cấp các dịch vụ thông tin và truyền thông tin cậy với giá cả phù hợp cho mọi người, mọi lúc, mọi nơi; đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số...

Xem chi tiết và tải về Bản đồ phát triển ngành hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (dự thảo). TẠI ĐÂY

Xem chi tiết và tải về Bản đồ hiện trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật. TẠI ĐÂY 

chọn
[Photostory] Dự án vừa khởi công của MIK Group ở khu tây Hà Nội
The Solar Park - giai đoạn 2 của Imperial Smart City do MIK Group làm chủ đầu tư có quy mô hơn 2 ha. Tại đây sẽ xây dựng 5 toà tháp căn hộ cao 35 tầng.