Bản đồ quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Nghị quyết về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chủ tịch Quốc hội ký ban hành ngày 9/1/2023.

Theo đó, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam là nước phát triển, thu nhập cao, thuộc nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á; là một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế; phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái giá trị cao thuộc nhóm hàng đầu thế giới...

 Ảnh minh hoạ. (Ảnh: Báo Chính phủ).

Nghị quyết đặt mục tiêu về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước bình quân đạt khoảng 7%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Đến năm 2030, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD. Tỷ trọng trong GDP của khu vực dịch vụ đạt trên 50%, khu vực công nghiệp - xây dựng trên 40%, khu vực nông, lâm, thủy sản dưới 10%...

Hai vùng động lực phía Bắc và phía Nam gắn với hai cực tăng trưởng là Hà Nội và TP HCM, hành lang kinh tế Bắc - Nam, hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hành lang kinh tế Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu sẽ được tập trung phát triển với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại...

Về phát triển kết cấu hạ tầng, Việt Nam sẽ hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, bao gồm các trục giao thông đường bộ Bắc - Nam (đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, một số đoạn của đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây, đường ven biển), các trục giao thông Đông - Tây quan trọng.

Cả nước phấn đấu có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc; các cảng biển cửa ngõ có chức năng trung chuyển quốc tế, các cảng hàng không quốc tế lớn, các tuyến đường sắt kết nối với các cảng biển lớn, đường sắt đô thị; phấn đấu xây dựng một số đoạn đường sắt tốc độ cao trên tuyến Bắc - Nam...

Nghị quyết cũng đưa ra định hướng phát triển của các loại hình kết cấu hạ tầng giao thông. Cụ thể, về đường bộ, hoàn thành xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và các tuyến đường bộ cao tốc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, gắn với các vùng động lực như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, kết nối các cảng biển đặc biệt...

Đến năm 2030, có khoảng 92 - 95% dân số có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100 km 

Về hệ thống đường sắt, phấn đấu xây dựng một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; xây dựng đường sắt vùng, đường sắt kết nối với cảng biển cửa ngõ quốc tế khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và cửa khẩu quốc tế quan trọng; ưu tiên xây dựng mới các tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Biên Hoà - Vũng Tàu; đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đầu mối, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM...

Cảng biển, nâng cấp, xây dựng các cảng biển cửa ngõ có chức năng trung chuyển container quốc tế tại Lạch Huyện (Hải Phòng) và Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu); xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP HCM).

Đối với hệ thống cảng hàng không, xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành; tập trung mở rộng, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất; mở rộng các cảng hàng không quốc tế gắn với các vùng động lực; phấn đấu đến năm 2030, có khoảng 92 - 95% dân số có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100 km...

Xem và tải về tài liệu Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ở dưới đây:

Nghị quyết về Quy hoạch.

Nghị quyết Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết về Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch.

Báo cáo tổng hợp Quy hoạch.

Báo cáo tóm tắt Quy hoạch.

Sơ đồ định hướng phân vùng và liên kết vùng. 

Sơ đồ định hướng phát triển không gian quốc gia. 

Sơ đồ bố trí không gian các dự án quan trọng quốc gia.

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.