Đại biểu Hoà Bình: Cần rà soát lại danh mục dự án quan trọng quốc gia trong quy hoạch tổng thể

Theo đại biểu tỉnh Hoà Bình, điều này sẽ giúp tránh các quy hoạch treo, chú trọng đến tính khả thi và hiệu quả của các dự án.

(Ảnh minh hoạ: Hoàng Huy).

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Hoà Bình, đại biểu địa phương này đã tham gia phiên thảo luận về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn năm 2050.

Sau khi nghe báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, đại biểu tỉnh Hoà Bình cho biết,  khối lượng tài liệu, thông tin mà Ban soạn thảo đưa ra rất nhiều nhưng để đi vào từng nội dung cụ thể, đưa ra định hướng chưa thật sự đầy đủ, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm các phân tích, đánh giá về ưu điểm, lợi thế của điều kiện tự nhiên để từ đấy để có căn cứ để xây dựng quy hoạch.

Bên cạnh đó, trong báo cáo có một số nội dung nếu đưa ra định hướng tiếp theo sẽ hơi mâu thuẫn so với đánh giá thực hiện.

Cụ thể, hiện nay tỷ lệ lấp đầy khu kinh tế, khu công nghiệp rất thấp, chỉ khoảng hơn 50%. Bởi vậy, trong giai đoạn tiếp theo, cần phải xem xét lại về quy mô, phạm vi của quy hoạch, đặc biệt là việc xác định giai đoạn thực hiện cụ thể của từng nội dung.

Hai là, trong lĩnh vực năng lượng, báo cáo đánh giá về trữ lượng khai thác dầu khí cũng như việc khai thác dầu khí hiện nay rất khó khăn. Nhưng trong định hướng tiếp theo chỉ nêu đẩy mạnh khai thác dầu khí mà chưa đề cập cụ thể đến trữ lượng như thế nào, đề nghị nghiên cứu làm rõ nội dung này.

Về dự báo tốc độ tăng trưởng, theo quy định của Luật Quy hoạch, Báo cáo quy hoạch đã đề xuất 2 kịch bản về tốc độ tăng trưởng và lựa chọn kịch bản phấn đấu với dự kiến tốc độ tăng trưởng cao.

Tuy nhiên, trong kịch bản chưa đề cập đến các căn cứ để làm cơ sở xây dựng ra cách tính toán kịch bản này. Đại biểu đề nghị trong dự thảo Nghị quyết không đưa ra các chỉ tiêu cụ thể của giai đoạn 2050, chỉ nên tập trung vào các chỉ tiêu cho giai đoạn 2021 - 2030, bởi đây là quy hoạch của giai đoạn 2021 - 2030 và đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 10 năm.

Về đầu tư, theo quy định của Luật Quy hoạch yêu cầu trong nội dung quy hoạch phải có danh mục các dự án quan trọng quốc gia và xếp thứ tự ưu tiên. Trong nội dung báo cáo lại đưa ra cả chương trình danh mục dự án quan trọng quốc gia, đề nghị làm rõ nội dung chương trình này.

Cùng với đó, đề nghị rà soát lại danh mục các dự án này, phải có sắp xếp thứ tự ưu tiên cụ thể nhằm đảm bảo đúng theo quy định của Luật Quy hoạch, tránh quy hoạch treo, chú trọng đến tính khả thi và hiệu quả của các dự án. Ví dụ như: đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, các tuyến đường sắt kết nối cảng biển, cửa ngõ; điều tra cơ bản dầu khí truyền thống phi truyền thống... chưa rõ là tại sao là dự án quan trọng quốc gia.

Về các giải pháp nguồn lực để thực hiện quy hoạch, trong báo cáo cũng đề nghị tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư. Trong giai đoạn vừa qua, việc thực hiện cơ cấu ngân sách nhà nước đã ưu tiên cho đầu tư rất lớn, đồng thời xác định đầu tư công chỉ là vốn mồi để huy động các nguồn vốn khác. Do đó, đại biểu đề nghị cân nhắc việc tiếp tục giảm tiết kiệm chi thường xuyên để bảo đảm chi đầu tư phát triển theo cơ cấu cao hơn nữa.

Về việc ưu tiên đầu tư công cho mạng lưới hạ tầng quy mô lớn, cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt tốc độ cao, tuy nhiên liên quan về đầu tư công cho cảng biển, cảng hàng không, cũng đề nghị xem xét lại.

Bởi, trên thực tế, hiện nay cảng hàng không chủ yếu đang sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp, cũng như các nguồn vốn xã hội hóa khác. Việc đặt ra mục tiêu ưu tiên đầu tư công cho cảng không trong Nghị quyết thì có thực sự phù hợp?

Về nội dung thoái vốn nhà nước, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước không thuộc danh mục nhà nước nắm giữ, đại biểu đề nghị cần xem xét thêm và có đánh giá cụ thể, nhất là với việc không đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp nhằm phát huy tiềm lực của các các doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, có thể xem xét không đưa nội dung cụ thể này trong Nghị quyết.

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị xem xét tính khả thi của việc đặt ra các điều kiện huy động vốn vay nước ngoài với điều kiện lãi suất ưu đãi phù hợp, hiệu quả, tập trung một số lĩnh vực chủ chốt then chốt trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 với bối cảnh tình hình lạm phát thế giới tăng kéo theo lãi suất tăng cao.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.