Bản tin bất động sản: Nửa đầu 2019, Vingroup chiếm gần 63% thị trường BĐS Hà Nội, 230 đơn vị vi phạm về đất đai

Bản tin bất động sản hôm nay, 24/7, gồm có: Trong 6 tháng đầu năm 2019, theo thống kê, Vingroup chiếm gần 63% thị trường BĐS Hà Nội, và Thanh tra Chính phủ đã phát hiện 230 đơn vị vi phạm về đất đai.

1. 6 tháng đầu năm, Vingroup chiếm gần 63% nguồn cung thị trường bất động sản Hà Nội

Theo số liệu báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, nửa đầu năm 2019 có tổng số 17.467 sản phẩm bất động sản đủ điều kiện mở bán, trong đó có 16.748 căn hộ và 726 nhà thấp tầng thuộc 23 dự án trên toàn thành phố.

Đáng chú ý, hai đại dự án của Vingroup đóng góp 10.953 căn hộ vào thị trường. Cụ thể, dự án Vinhomes Smart City (Tây Mỗ) mở bán 6.539 căn và Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) mở bán 4.414 căn hộ, đây cũng đang là hai dự án được nhiều người quan tâm.

vinhomes-ocean-park-anh1

Vingroup đóng góp gần 11.000 căn hộ vào thị trường BĐS Hà Nội 6 tháng đầu năm. (Ảnh: Vinhomes).

Tiếp đến là sự đóng góp từ dự án nhà ở xã hội Ecohome 3 tại khu Bắc Cổ Nhuế - Chèm với 1.608 chung cư.

Một dự án có giá tương đối cao khác là Five Star West Lake tại 167 Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội do Công ty cổ phần Quan hệ Quốc tế Đầu tư sản xuất làm chủ đầu tư cũng chào hàng 32 căn chung cư với giá từ 50 - 82 triệu đồng/m2.

Những cái tên đáng chú ý như Văn Phú - Invest với Dự án The Terra - An Hưng giới thiệu ra thị trường 166 căn thấp tầng và 443 căn hộ chung cư, hay T&T DC Complex mở bán 336 căn hộ.

HUD8 cũng tham gia vào thị trường với 58 thấp tầng tại dự án Khu nhà ở thấp tầng liền kế thuộc Dự án Khu đô thị HUD Sơn Tây. 6 tháng đầu năm, Vingroup chiếm gần 63% thị trường bất động sản Hà Nội

2. Nhà Từ Liêm báo lãi gấp 10 lần so với cùng kì năm trước

Theo báo cáo tài chính quý II/2019 của CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (Lideco - mã chứng khoán: NTL), công ty này đang có kết quả kinh doanh khá thuận lợi khi doanh thu từ bán hàng đạt 317,5 tỉ đồng tăng khoảng 10 lần so với cùng kì năm 2018. Luỹ kế năm đạt trên 453 tỉ đồng, cao hơn nhiều so với năm trước là 68,3 tỉ đồng.

Lợi nhuận sau thuế quý II đạt 84,06 tỉ đồng so với cùng kì năm trước chỉ đạt khoảng 8,4 tỉ đồng. Lãi ròng đạt 120 tỉ đồng so với 18,3 tỉ đồng cùng kì.

dau-tu-hang-tram-ty-lideco-be-tac-voi-du-an-khu-do-thi-quoc-lo-32-56-

Lideco lãi lớn 6 tháng đầu năm nhờ bán được hàng tại khu đô thị Bắc Quốc lộ 32 (Lideco). (Ảnh: Nhà đầu tư).

Doanh thu và lợi nhuận của NTL tăng đột biến như vậy là do dự án chung cư lô 4.5 Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long đủ điều kiện bàn giao cho khách hàng. Tại dự án Bắc Quốc Lộ 32, huyện Hoài Đức, Hà Nội đang được quan tâm trở lại. Trong đó, người mua trả trước ngắn hạn cho hai dự án này lên tới hơn 150 tỉ đồng.

Phần lớn số tiền này đến từ dự án Bắc Quốc lộ 32. Cụ thể, số tiền trả trước của các khách hàng cho dự án này tăng từ 22,1 tỉ đồng hồi đầu năm lên trên 105 tỉ đồng sau 6 tháng.

3. Bộ Xây dựng kêu khó trong việc ban hành quy chế quản lí Officetel

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng ban hành quy chế quản lí vận hành loại hình công trình văn phòng kết hợp lưu trú ngắn hạn (Officetel) được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Xây dựng chỉ ra một số khó khăn.

Theo đó: Hệ thống pháp luật hiện hành như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật kinh doanh bất động sản,... đều chưa có khái niệm, quy định pháp lí về loại hình công trình văn phòng kết hợp lưu trú ngắn hạn (Officetel).

Nghị định số 81 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Xây dựng không có quy định về nội dung quản lí vận hành căn hộ văn phòng (hoặc công trình xây dựng nói chung) thuộc thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

Do vậy, việc Bộ Xây dựng xây dựng Thông tư ban hành Quy chế quản lí vận hành loại hình căn hộ văn phòng (Officetel) là chưa đủ cơ sở pháp lí.

20170929171419-g3-1_VLGP

Loại hình căn hộ officetel mới xuất hiện trên thị trường thời gian gần đây. (Ảnh: Vinanet)

Bộ cũng cho biết, loại hình công trình căn hộ văn phòng ngoài chức năng sử dụng làm văn phòng còn sử dụng để lưu trú ngắn hạn, việc lưu trú này được hiểu là những người làm việc tại văn phòng đó có thể tạm trú tại căn hộ ngoài thời gian làm việc. Như vậy, việc lưu trú này là có điều kiện, cần giới hạn về thời gian và phải có cơ chế quản lí chặt chẽ, tránh tình trạng lợi dụng để sử dụng căn hộ văn phòng thành nhà ở, dẫn tới tình trạng gia tăng dân số, gây quá tải hệ thống hạ tầng đô thị.

Ngoài ra, theo quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành thì việc hướng dẫn lưu trú, quản lí lưu trú (đối tượng, điều kiện đăng kí lưu trú, đơn vị quản lí lưu trú…) thuộc thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của ngành công an, không thuộc chức năng, thẩm quyền của Bộ Xây dựng.

4. Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sự cạnh tranh mới bắt đầu

Theo nghiên cứu mới nhất của Savills Việt Nam, riêng với thị trường Hà Nội, tổng nguồn cung diện tích mặt bằng bán lẻ hiện đã lên tới trên 1,5 triệu m2 sàn, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị trường bán lẻ Việt Nam: Sự cạnh tranh mới bắt đầu - Ảnh 1.

Triển vọng thị trường bán lẻ Việt Nam.

Trong 2 năm trở lại đây, số lượng trung tâm thương mại liên tục gia tăng, những khu vực trước đây thiếu mặt bằng bán lẻ thì nay cũng đã có những dự án phục vụ nhu cầu cho người dân về mua sắm và vui chơi giải trí. Khu vực phía Tây Hà Nội là một ví dụ. Đối với thị trường TP.HCM, tổng nguồn cung diện tích mặt bằng bán lẻ cũng đã đạt khoảng 1,4 triệu m2 sàn, tăng 13% so quý II/2018.

5. 6 tháng đầu năm 2019: Phát hiện 230 đơn vị vi phạm về đất đai

Báo Đấu thầu đưa tin qua thanh tra đã phát hiện 230 đơn vị có vi phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai với tổng số tiền vi phạm trên 44 tỉ đồng và 971 ha đất; đã kiến nghị thu hồi 7 tỉ đồng và 147 ha đất; kiến nghị xử lý khác 37 tỉ đồng và 824 ha đất (đã thu trên 3 tỉ đồng và 2 ha đất); kiến nghị xử lý hành chính 18 tập thể, 9 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 1 vụ.

Kết quả thanh tra cho thấy, công tác quản lý đất đai còn buông lỏng, để xảy ra nhiều thiếu sót, vi phạm. Các địa phương phát hiện nhiều sai phạm qua thanh tra công tác quản lý và sử dụng đất đai gồm: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Quảng Ninh, Bình Định, Đắk Nông, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Nam…

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Uông nối TP Uông Bí - TX Quảng Yên, Quảng Ninh
Một cầu vượt sông Uông dự kiến được xây dựng kết nối TP Uông Bí với - TX Quảng Yên, Quảng Ninh trên tuyến đường từ QL18 đi đường 338.