Bắt buộc thẩm định, tự do kiểm định

Việc Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội phản ứng về nội dung báo cáo hai trường này "không hợp tác" của Bộ GD-ĐT được những người liên quan cho rằng xuất phát từ sự hiểu lầm giữa thẩm định và kiểm định.
bat buoc tham dinh tu do kiem dinh ĐH Kinh doanh và Công nghệ không hợp tác kiểm định: Hiệu phó thông tin bất ngờ
bat buoc tham dinh tu do kiem dinh Bộ Giáo dục: Nói 'kiểm định trong nước tào lao' là nhận xét thiếu căn cứ
bat buoc tham dinh tu do kiem dinh 'Không hợp tác thẩm định chất lượng', ĐH Kinh doanh và Công nghệ nói gì?
bat buoc tham dinh tu do kiem dinh ĐH Tôn Đức Thắng nói 'kiểm định trong nước là chuyện tào lao'
bat buoc tham dinh tu do kiem dinh
Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH có quyền tự do lựa chọn các đối tác kiểm định chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, việc thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng.là bắt buộc để xác định chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.

Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa có báo cáo cho biết đến ngày 30.6, đã có 208 cơ sở giáo dục ĐH được thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng. Cá biệt có 2 trường là ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng (TP HCM) không hợp tác để thẩm định.

bat buoc tham dinh tu do kiem dinh

Sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng ( ảnh Đào Ngọc Thạch)

Cả 2 trường đều cho biết việc "không hợp tác" là không đúng. Lãnh đạo Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết vừa qua, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐH Quốc gia TP.HCM có lên lịch để thực hiện thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của trường này theo phân công Bộ GD-ĐT.

Tuy nhiên, trước đó một tuần, Đoàn Thanh tra của Bộ GD-ĐT đã làm việc tại trường này để kiểm tra toàn bộ các điều kiện tuyển sinh của trường. Vì không muốn việc kiểm tra bị chồng lấn, gây khó khăn cho hoạt động của trường, Ban giám hiệu đã đề nghị đoàn này sử dụng kết quả trước đó của Thanh tra Bộ. Lãnh đạo trường này cũng cho biết đã báo cáo lên Thứ trưởng Bùi Văn Ga và Cục trưởng phụ trách quản lý chất lượng của Bộ và đã được đồng ý.

Tiến sĩ Lê Văn Út, Trưởng phòng Quản lý phát triển khoa học và công nghệ Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng Bộ GD-ĐT đã kiểm tra toàn bộ các điều kiện tuyển sinh của Trường, rồi Trung tâm kiểm định kiểm tra "diện tích đất, sàn xây dựng; thư viện, trung tâm học liệu; quy mô sinh viên, đội ngũ giảng viên cơ hữu" là chồng chéo, nên có gì khác hơn Thanh tra Bộ. Nếu chỉ đơn giản kiểm tra "diện tích đất, sàn xây dựng; thư viện, trung tâm học liệu; quy mô sinh viên, đội ngũ giảng viên cơ hữu" thì có thể xem là kiểm định ĐH không?

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng lãnh đạo Trường ĐH Tôn Đức Thắng có sự nhầm lẫn giữa việc thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng với kiểm định chất lượng. Cần phân biệt rõ thẩm định điều kiện đảm bảo chất lượng là phải làm, còn kiểm định chất lượng thì có thể kiểm định bởi tổ chức nước ngoài được Bộ GD-ĐT công nhận. Việc chọn lựa đơn vị nào kiểm định là quyền tự do của các trường.

Phó Hiệu trưởng một trường ĐH vừa tham gia kiểm định chất lượng bởi Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết kiểm định khác xa thẩm định, là đặt ra một loạt tiêu chí, trường phải tự làm trước, sau đó mời Trung tâm kiểm định vào đánh giá theo các tiêu chí này. Trường ĐH Tôn Đức Thắng không làm thẩm định có lý do là mới thanh tra và đề nghị lấy kết quả này. Nếu cho phép, Bộ phải báo cho Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - ĐH Quốc gia TP.HCM là không cần thẩm định nữa.

Theo một lãnh đạo Bộ GD-ĐT, người liên quan trực tiếp đến kế hoạch này, thanh tra là một hoạt động hoàn toàn khác về tuyển sinh, quản lý, văn bằng… tùy theo kế hoạch thanh tra. Còn việc thẩm định điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục là để xác định chỉ tiêu. Mỗi năm các trường sẽ tự xác định chỉ tiêu, Bộ kiểm tra lại điều kiện xem có đúng không.

Trường nào xác định thấp hơn, cao hơn chỉ tiêu so với điều kiện đảm bảo chất lượng thì Bộ sẽ cảnh báo. Các năm trước, các Vụ, Cục của Bộ được giao thực hiện việc này nhưng mỗi năm chỉ thẩm định được vài chục sở giáo dục ĐH. Năm nay, lần đầu tiên Bộ ủy quyền cho 4 Trung tâm kiểm định thực hiện việc này và báo cáo lại kết quả cho Bộ.

Cũng theo đó, chuyện này không liên quan gì đến việc kiểm định chất lượng giáo dục. Các trường có thể lựa chọn bất kỳ đơn vị kiểm định trong nước hay ngoài nước tham gia kiểm định.

Kế hoạch số 203/KH-BGDĐT do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 27.3.2017 có quy định rõ tất cả các cơ sở giáo dục ĐH phải tham gia thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng. Các cơ sở giáo dục ĐH được miễn thẩm định nếu đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng (được tổ chức kiểm định cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục) tính cho đến hết ngày 15.4.2017.

Trước mắt, Bộ GD-ĐT xác nhận điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục ĐH này theo thông tin đã công bố trong đề án tuyển sinh.Đối với các cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ Công An và Bộ Quốc phòng do Bộ chủ quản tổ chức đánh giá, thẩm định và báo cáo kết quả về Bộ GD-ĐT.

Bộ GD-ĐT: Các trường nhầm lẫn thẩm định với kiểm định

Ngày 2.12, Bộ GD-ĐT đã có văn bản trả lời với báo chí về thông tin Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng không hợp tác để thực hiện công tác thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng năm 2017.

Theo đó, hoạt động thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng không phải là kiểm định. Theo Bộ GD-ĐT, hoạt động thẩm định là để kiểm tra xem các thông tin mà trường kê khai về các điều kiện đảm bảo chất lượng của mình có trung thực hay không.

Qua thẩm định, nếu phát hiện thông tin kê khai không đúng với điều kiện thực tế của trường thì Bộ GD-ĐT sẽ quyết định dừng tuyển sinh đối với ngành/nhóm ngành liên quan, đồng thời trường và cá nhân sai phạm sẽ bị xử lý.

Sở dĩ Bộ giao cho các trung tâm kiểm định chất lượng huy động các chuyên gia thực hiện là để tăng thêm tính độc lập, khách quan cho công tác này. Còn kiểm định chất lượng cũng là một hoạt động bắt buộc, gồm 4 bước: tự đánh giá, đánh giá ngoài, thẩm định kết quả đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Hiện cả nước có 4 trung tâm kiểm định được Bộ GD-ĐT cấp phép hoạt động, nhưng chưa bao giờ Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường ĐH chỉ phải thực hiện kiểm định bởi các trung tâm này. Văn bản trả lời của Bộ GD-ĐT khẳng định, cũng như Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội không phân biệt được hoạt động thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng với hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

Quý Hiên

bat buoc tham dinh tu do kiem dinh ĐH Kinh doanh và Công nghệ không hợp tác kiểm định: Hiệu phó thông tin bất ngờ

Đại diện Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho biết bất ngờ khi hay tin Bộ GD-ĐT thông báo trường này không ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.