Bất động sản Đồng Nai ghi nhận sự 'đổ bộ' từ doanh nghiệp phía Bắc

Hoàng Sơn Group và nhóm TNG Holdings đang cho thấy tham vọng mở rộng địa bàn kinh doanh và quĩ đất cho các dự án tại Đông Nam Bộ.

Vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản Đồng Nai ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư tìm đến phát triển bởi cả yếu tố nội lực và ngoại lực.

Trong khi TP HCM liên tục khan hiếm nguồn cung và trì trệ pháp lí, các nhà phát triển đã di chuyển về các tỉnh giáp ranh, trong đó có Đồng Nai để mở rộng quĩ đất và làm dự án.

Nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành như Vingroup, Nam Long, Novaland, Hưng Thịnh, Đất Xanh, FLC,... cũng đang đầu tư tại địa phương này.

Bên cạnh đó, Đồng Nai còn nhận được nhiều tín hiệu ứng tích cực từ qui hoạch, phát triển hạ tầng như đầu tư Sân bay Long Thành, các dự án cao tốc hay gần nhất là kế hoạch phát triển TP phía Đông của TP HCM.

Với những lợi thế hiện hữu, Đồng Nai liên tục đón dòng vốn đầu tư. Các khu đất nằm trong kế hoạch đấu giá của địa phương theo đó được nhiều doanh nghiệp quan tâm và đón đầu để mở rộng quĩ đất.

Đơn cử như trong hai ngày 26 và 27/11, Đồng Nai đã đấu giá thành công hai lô đất vàng ở huyện Long Thành và TP Long Khánh với sự tham gia của 11 doanh nghiệp.

Kết quả cuối cùng đã có hai doanh nghiệp bất động sản (BĐS) có trụ sở tại Hà Nội trúng đấu giá với tổng số tiền gần 2.900 tỉ đồng.

Trong đó, CTCP Bất động sản STC Golden Land đã trúng đấu giá lô đất 23,4 ha tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành với số tiền hơn 1.626 tỉ đồng. 

Còn CTCP Bất động sản Mỹ trúng đấu giá lô đất 21,3 ha tại TP Long Khánh với số tiền 1.229 tỉ đồng, gấp gần 2 lần giá khởi điểm.

Ông chủ ngành năng lượng phía Bắc tiến vào Đồng Nai

CTCP Bất động sản STC Golden Land vừa được thành lập vào ngày 19/7/2019 với vốn điều lệ 1.200 tỉ đồng.

Cổ đông sáng lập bao gồm: Nguyễn Thanh Thanh (48,5%), Nguyễn Nam Chung (41,5%), Nguyễn Thanh Tùng (3,5%), Nguyễn Đức Giang (3,5%) và Đỗ Duy Phương (3%).

Trong đó, hai cổ đông lớn nhất của STC Golden Land đồng thời là cổ đông lớn và tham gia quản lí nhiều doanh nghiệp nghiệp cùng nhóm Hoàng Sơn Group, hoạt động ở lĩnh vực BOT, xây dựng, bất động sản, năng lượng,…

Cụ thể, ông Nguyễn Thanh Thanh là Chủ tịch HĐQT và sở hữu 84,7% vốn của CTCP Đầu tư Năng lượng - Xây dựng - Thương mại Hoàng Sơn, hạt nhân của Hoàng Sơn Group (tính đến ngày 31/12/2019).

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thanh Thanh còn có cổ phần tại 9 doanh nghiệp cùng nhóm như: CTCP Đầu tư Sơn Anh (gần 59%), CTCP Tư vấn Xây dựng Quang Thanh (50,5%), CTCP Đầu tư Du lịch Quốc tế Ninh Thuận (20%), Công ty TNHH Điện Mặt trời Mỹ Sơn 1 (gần 8%),...

Tương tự, ông Nguyễn Nam Chung, Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của STC Golden Land, cũng là cổ đông của nhiều doanh nghiệp cùng nhóm: CTCP Đầu tư Thủy điện Hoàng Sơn (14,1%), CTCP Đầu tư Năng lượng - Xây dựng - Thương mại Hoàng Sơn (13,3%), Công ty TNHH Điện Mặt trời Mỹ Sơn 2 (2,78%), Công ty TNHH Phong Điện Hòa Đông (2%).

Bất động sản Đồng Nai đón vốn từ các doanh nghiệp phía Bắc - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Cao Sơn, Thành viên HĐQT Hoàng Sơn dẫn đoàn đi khảo sát thực tế dự án điện mặt trời ở huyện Long Thành vào giữa tháng 10/2019. (Ảnh: hoangsonvietnam.vn).

Tại Đồng Nai, Hoàng Sơn từng có ý định đầu tư dự án điện mặt trời khi có chuyến đi khảo sát thực tế tại địa phương này vào giữa tháng 10/2019.

Cụ thể, ông Nguyễn Cao Sơn, Thành viên HĐQT Hoàng Sơn làm trưởng đoàn khảo sát dự án điện mặt trời trên mặt hồ tại hồ chứa nước Gia Măng, huyện Xuân Lộc (176 ha) và hồ Cầu Mới, huyện Long Thành (gần 238 ha).

Trong qui hoạch phát triển 5 năm tới, Đồng Nai có nhiều công trình, dự án có nhu cầu sử dụng điện cao như: Sân bay quốc tế Long Thành, hệ thống cảng biển Phước An, các khu công nghiệp mới và cụm công nghiệp của địa phương,....

Hiện tại, Hoàng Sơn sở hữu trực tiếp và gián tiếp (thông qua các công ty thành viên) hàng loạt dự án năng lượng tại thị trường miền Bắc như: Cụm dự án Thủy điện Suối Nhạp - Đồng Chum tại Hòa Bình; thủy điện Suối Nhạp A; nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 1 (tổng mức đầu tư 1.363 tỉ đồng); nhà máy điện mặt trời Mỹ Sơn 2 (tổng mức đầu tư 1.407 tỉ đồng); nhà máy thủy điện tại xã Định Cư, tỉnh Hòa Bình;…

Năm 2013, Hoàng Sơn mở rộng vào khu vực phía Nam với dự án đầu tay là xây dựng mở rộng đường Quốc lộ 1 thuộc hai tỉnh Bình Định và Phú Yên theo hình thức BOT.

Cuối tháng 8/2020, UBND tỉnh Gia Lai cũng vừa chấp thuận cho hai doanh nghiệp do ông Nguyễn Nam Chung đại diện pháp luật đầu tư hai dự án nhà máy điện gió có tổng mức đầu tư hơn 9.000 tỉ đồng.

Không chỉ có mảng năng lượng tái tạo, Hoàng Sơn còn sở hữu nhiều dự án: Trung tâm thương mại, khách sạn và dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp Hoang Son Plaza (Hòa Bình); Khu đô thị sinh thái Sơn Anh (Hòa Bình); Khu đô thị sinh thái Sông Đà (Hòa Bình); Đô thị Nam Quảng trường HB; Khu resort nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với tuyến phố thương mại ẩm thực (Ninh Thuận),…

Bất động sản Mỹ đổ về mở rộng quĩ đất tại phía Nam

CTCP Bất động sản Mỹ (tiền thân là CTCP Bất động sản Mùa Đông - VID), doanh nghiệp có liên quan đến CTCP Đầu tư TNG Holdings, cũng là một trong những doanh nghiệp ra sức thâu tóm các quĩ đất trong hai năm trở lại đây.

Từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp này liên tục được chỉ định làm nhà đầu tư các dự án ở phía Bắc: Khu đô thị mới Cường Thịnh (Lào Cai), Phát triển nhà ở thương mại (Thái Bình), Khu đô thị mới Bảo Hà (Lào Cai), Khu dân cư đô thị Cánh Buồm (Hà Tĩnh),…

Bên cạnh đó, BĐS Mỹ còn sở hữu 5.974 m2 đất tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng và làm nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở (chỉnh trang đô thị) quĩ đất giáp mặt đường Âu Cơ - Mở rộng khu số 1 về phía đường Trần Phú, tỉnh Yên Bái.

Tương tự, các công ty khác có liên quan đến TNG như CTCP May - Diêm Sài Gòn, CTCP Bất động sản Hano-Vid cũng trúng đấu giá nhiều khu đất trong năm nay: Khu dân cư núi Đầu Rồng (Hòa Bình), Khu nhà ở dịch vụ thương mại thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh),…

Bên cạnh BĐS nhà ở, nhóm TNG Holdings còn sở hữu quĩ đất lớn ở lĩnh vực BĐS công nghiệp, chủ yếu do công ty thành viên TNI Holdings Việt Nam quản lí.

Một số KCN đã và đang được đầu tư như: KCN Hà Nội Đài Tư, KCN Thạch Thất Quốc Oai, KCN Quang Minh (Hà Nội); KCN Nam Sách, KCN Tân Trường, KCN Phúc Điền (Hải Dương); KCN Đồng Văn 2 (Hà Nam); KCN Quế Võ 3 (Bắc Ninh); KCN Bỉm Sơn A (Thanh Hóa); KCN Minh Quang, cụm công nghiệp Lifan Phố Nối (Hưng Yên),…

Thông tin từ website TNG Holdings, doanh nghiệp có kế hoạch phát triển hệ thống các KCN qui mô lớn, hướng đến mô hình KCN sinh thái có tổng qui mô 2.000-3.000 ha, tập trung tại những vị trí giao thương đắc địa, kết nối giao thông thuận tiện,...

Thông tin trúng đấu giá đất ở TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho thấy, BĐS Mỹ bắt đầu xoay trục phát triển về phía Nam.

Bất động sản Đồng Nai đón vốn từ các doanh nghiệp phía Bắc - Ảnh 4.

Trong 4 năm trở lại đây (2014 - 2019), lợi nhuận sau thuế của BĐS Mỹ liên tục tăng trưởng, từ vài trăm triệu đồng tăng lên vài trăm tỉ đồng (riêng năm 2017 doanh nghiệp không có doanh thu nhưng vẫn lãi sau thuế 88 tỉ đồng). Đỉnh cao vào năm 2019, doanh nghiệp có doanh thu trên 2.500 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 2016 tỉ đồng.

Tính đến cuối năm 2019, doanh nghiệp có tổng tài sản hơn 3.087 tỉ đồng và nợ phải trả khoảng 1.910 tỉ đồng, lần lượt giảm 42% và 56% so với đầu năm. Đầu tháng 3 vừa qua, doanh nghiệp cũng vừa tăng vốn điều lệ từ 680 tỉ đồng lên 1.621 tỉ đồng.

Bất động sản Đồng Nai đón vốn từ các doanh nghiệp phía Bắc - Ảnh 5.

Song song với việc mở rộng hoạt động đầu tư cũng như mở rộng quĩ đất, các doanh nghiệp nói trên cũng tích cực huy động vốn qua kênh trái phiếu bằng hình thức phát hành trái phiếu riêng lẻ với giá trị hàng nghìn tỉ đồng.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.