Bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng được coi như căn nhà thứ hai, là những BĐS gồm biệt thự biển nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn condotel, minihotel, shop, nhà liền kề, khu đô thị nghỉ dưỡng, khu phố cổ mở rộng,… được xây dựng tại các khu du lịch, nghỉ dưỡng sau đó bán lại cho các cá nhân, tổ chức.
Trước đây, thị trường BĐS phía Bắc được tập trung chủ yếu ở Hà Nội, nơi có dân cư đông đúc, hạ tầng giao thông cùng đô thị phát triển đồng bộ. Sau nhiều năm đô thị hóa, quĩ đất nội đô ngày càng chật chội, nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển đến những vùng đất ven đô và các tỉnh thành vùng biển như Hải Phòng, Quảng Ninh để tìm cơ hội phát triển mới.
"Sóng" dồn về tỉnh lẻ, báo Kinh tế & Đô thị nhận định Hải Phòng, Hạ Long trở thành miền đất hứa cho các nhà đầu tư BĐS nghỉ dưỡng, đặc biệt là các dòng sản phẩm condotel, resort.
Đặc biệt sau thời gian chững lại vì Covid-19, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng dần "nóng" trở lại tại ven đô Hà Nội và các khu vực vùng biển.
Trước đây, số lượng khu du lịch nghỉ dưỡng được đầu tư bài bản ở vùng ven Hà Nội và các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa Bình, Ninh Bình khá khiêm tốn. 5 năm trở lại đây, thị trường phân khúc này sôi động hơn khi có nhiều đại dự án được khởi công.
Đơn cử như Flamingo Đại Lải (Vĩnh Phúc), tổng vốn đầu tư khoảng 11.000 tỉ đồng; dự án nghỉ dưỡng sinh thái FLC Vĩnh Thịnh (Vĩnh Phúc) giai đoạn hai, tổng vốn đầu tư khoảng 1,1 tỉ USD; dự án sinh thái nghỉ dưỡng tại huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), Ecopark, dự án mới của Sun Group tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Lợi thế của du lịch nghỉ dưỡng ở vùng ngoại ô là chi phí thấp, đi lại thuận tiện, thời gian di chuyển ít, phù hợp với hộ gia đình và cho những kì nghỉ ngắn ngày.
Tại tỉnh này, hai khu vực TP Hạ Long và Vân Đồn thu hút nhiều dự án đầu tư nhất. Trong đó, TP Hạ Long (Quảng Ninh) đang được xem là “thiên đường” nghỉ dưỡng tại miền Bắc. Nhờ hàng loạt dự án nghỉ dưỡng, Quảng Ninh vươn lên xếp thứ hai miền Bắc (sau Hà Nội) về tăng trưởng của thị trường BĐS.
Các dự án lớn như Sun Premier Village Ha Long Bay, Best Western Plus Ha Long Bay Hotel, The Sapphire Residence, FLC HaLong Bay Golf Club & Luxury Resort với tổng mức đầu tư 3.400 tỉ đồng, Tuần Châu Marina, hay mới đây là dự án Green Bay Premium của BIM Group với qui mô lên tới 8.150 m2,… đã mang đến diện mạo khởi sắc cho thị trường BĐS du lịch tại địa phương này.
Hải Phòng, cùng với Hà Nội, Quảng Ninh tạo thành một tam giác kinh tế đã tạo nhiều điều kiện phát triển thuận lợi cho ba tỉnh thành này. Việc phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và công nghiệp cảng khiến lượng khách đến Hải Phòng tăng trưởng bền vững trong nhiều năm qua. Từ đó, nhu cầu nghỉ dưỡng cũng đặc biệt được quan tâm.
Dù được đánh giá là có tiềm năng phát triển và khách hàng nổi tiếng về độ “chơi sang”, nhưng thị trường BĐS nghỉ dưỡng tại Hải Phòng vẫn khá trầm lắng so với Hà Nội, Hạ Long.
Nhận thấy còn nhiều dư địa để phát triển phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, từ 2018 đến nay, các ông lớn BĐS như Vingroup, Sungroup, Geleximco,.. đã có những cuộc "đổ bộ" vào các khu vực ven biển như Cát Bà, Đồ Sơn,... theo Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam.
Tiêu biểu là các đại dự án như Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng qui mô 480 ha tại Đồ Sơn, Flamingo Cát Bà Beach Resort tọa lạc tại bãi tắm Cát Cò 1 và 2, Cát Bà, Dự án xây dựng Bến tàu du lịch Vịnh Đồng hồ tại Huyện Cát Hải của Sungroup với tổng số vốn đăng kí các giai đoạn lên tới 3,5 tỉ USD. Ngoài ra còn có các khách sạn 4 - 5 sao với thương hiệu đẳng cấp quốc tế như: Nikko, Hilton, Pullman, Flamingo, M’Gallery,...