Bật mí cách chống nóng cho ban công hướng Tây hiệu quả

Ban công hướng Tây thường sở hữu lợi thế về mặt ánh sáng, song cũng chính vì điều này mà khiến không gian trở nên nóng bức với tiết trời gay gắt vào mùa Hè. Cùng tham khảo một số giải pháp hữu hiệu chống nóng cho ban công hướng Tây trong bài viết sau.

Gợi ý những cách chống nóng cho ban công hướng Tây hữu hiệu nhất

Để tìm ra giải pháp chống nóng cho ban công hướng Tây hiệu quả, hãy cùng tham khảo 5 cách được gợi ý sau đây: 

Trồng cây xanh cho ban công hướng Tây

Trồng cây xanh được xem là cách chống nóng trong nhà hiệu quả có ban công hướng Tây. Cây xanh có khả năng làm giảm ánh nắng chiếu vào phòng trực tiếp, lọc không khí hiệu quả, đồng thời còn kiến tạo không gian này thêm phần sinh động, độc đáo hơn. 

Tuy nhiên, bạn nên biết rằng không phải loại cây nào cũng có thể trồng được ở ban công hướng Tây. Do đó, khi chọn cây trồng cho ban công hướng này, bạn nên chọn những loại cây chịu nắng tốt, ưa sáng và dễ trồng, cụ thể như:

- Hoa hồng ngoại: Là loài cây ưa nắng, càng nắng nhiều sẽ càng phát triển nhanh

- Hoa giấy: Là loài cây leo thân gỗ có khả năng chịu hạn tốt, dễ dàng tỉa cành và tạo dáng cho chúng 

- Hoa mười giờ: Là loài cây phù hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam

- Hoa dừa cạn: Là loài cây dễ trồng và dễ chăm sóc

- Hoa tử đằng: Là loài cây có thể phát triển tốt trong điều kiện có nhiều ánh nắng mặt trời

Ảnh: Nature and Garden - Nature and Garden

Sử dụng mái che cho ban công hướng Tây

Để đạt hiệu quả tránh nóng cao, ngoài việc trồng cây xanh cho ban công hướng Tây, chủ nhà có thể sử dụng mái che dài làm tăng thêm độ thông thoáng. Về cách thiết kế, độ dốc và kích thước của mái che cần phải đo đạc thật kỹ lưỡng, có độ dốc lớn để không gian sống vừa giảm nắng nóng hiệu quả, vừa đảm bảo nguồn ánh sáng tự nhiên vẫn có thể vào nhà được. 

Hiện nay, mái che được thiết kế đa dạng mẫu mã với giá thành phù hợp với “túi tiền” của nhiều gia đình, đồng thời còn được lắp đặt một cách dễ dàng. Một số mẫu mái che được sử dụng phổ biến ở ban công đó là: 

- Mái che di động: Là loại mái che có kết cấu với tay cuốn có thể kéo lên để đón nắng sớm bình minh và kéo xuống vào buổi trưa để tránh nóng rất tiện lợi. 

- Mái che cố định: Là loại mái được thiết kế có thể chống nóng cho ban công hướng Tây, đồng thời vừa thoáng gió vừa đón nắng khi cần thiết. So với mẫu mái di động, loại mái này được đánh giá cao về tính thẩm mỹ hơn. 

Ảnh: Houzz

Sử dụng đồ ngoại thất cách nhiệt cho ban công hướng Tây

Một trong những giải pháp tiếp theo để chống nóng cho ban công hướng Tây chính là sử dụng các vật liệu ngoại thất có khả năng cách nhiệt cao. Bạn có thể lựa chọn các món đồ như kính cách nhiệt hai lớp, bàn ghế bằng gỗ, gạch lát sàn và tường dạng đất nung,... để tạo nên một không gian mát mẻ, dễ chịu ở khu vực ban công.

Bên cạnh đó, mành tre, sáo, trúc,... đều là những loại vật liệu chống nóng giúp làm giảm hấp thụ nhiệt hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, chủ nhà cần lưu ý rằng phải nên cuộn chúng lại vào buổi sáng sớm và kéo xuống để che nắng vào buổi trưa để giúp cho không khí mát có thể lưu thông vào nhà một cách tối ưu nhất.

Ảnh: This Old House

Sử dụng bạt che nắng cho ban công hướng Tây

Sử dụng bạt che nắng là một cách chống nóng ít phổ biến ở nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, loại vật liệu này cũng sẽ là một giải pháp hiệu quả để chống nóng cho ban công hướng Tây. Ưu điểm của bạt che này là giúp bảo vệ các đồ dùng ngoại thất ở ban công không bị nứt, ngót, đồng thời có thể tăng độ bền cho các loại vật liệu ngoài trời điển hình như gỗ. 

Một số loại bạt che nắng được có chất lượng tốt với giá thành rẻ hiện nay, gồm có: 

- Bạt che tự cuốn: Là loại bạt được thiết kế có lò xo tạo lực xoay, khi kéo lên lò xo sẽ tự xoắn lại làm bạt che kéo quay lên và ngược lại

- Bạt che nắng quay tay: Là loại bạt quay lên, quay xuống chỉ dùng tay, phù hợp với diện tích ban công rộng

Ảnh: Phương Toàn

Xây tường dày cho ban công hướng Tây

Xây tường dày, tường cách lớp là một trong những giải pháp khác giúp ban công hướng Tây có thể chống nóng hiệu quả. Cách thực hiện như sau: tường phía Tây cần xây dày lên 30cm hoặc xây hai lớp. Trong đó, mỗi lớp cách nhau 5 - 10cm và ở giữa bỏ cát vào để có thể vừa cách nhiệt, vừa cách âm tốt.

Sau khi xây xong, bạn cũng cần lựa chọn màu sơn tường bằng loại sơn chống nóng giúp cách nhiệt bên ngoài tường cho ban công hướng Tây. Song song đó, màu sắc cũng là một vấn đề đáng cân nhắc. Trắng, kem, xanh nhạt, vàng nhạt,... là một số gam màu lý tưởng để giúp “giải nhiệt” cho không gian ban công, đặc biệt là vào những ngày hè nắng nóng.  

Ảnh: Balcony Garden Web

Những lưu ý khi thiết kế ban công hướng Tây cho nhà ở

Dưới đây là những điều quan trọng mà bạn cần lưu ý khi thiết kế ban công nằm ở hướng Tây:

- Nên làm giảm tối đa mức nhiệt từ bên ngoài hấp thụ vào ban công 

- Nên thiết kế ban công theo kiểu thông thoáng, tránh tình trạng bí bách dẫn đến không gian trở nên nóng hơn

- Nên xác định công năng khi thiết kế ban công hướng Tây để tạo nên một không gian vừa chống nóng hiệu quả, vừa mang lại giá trị thẩm mỹ cao

- Nên lựa chọn giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình

- Nên chọn cách chống nóng phù hợp với không gian ban công của không gian sống 

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.