Gợi ý những cách chống nóng sân thượng mang lại hiệu quả cao

Sân thượng là khu vực đón nhận ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, chính vì vậy các gia đình cần tìm cách chống nóng sân thượng để vừa có được không gian mát mẻ thư giãn, vừa duy trì độ bền của các vật dụng trên khu vực này.

Những vật liệu chống nóng sân thượng đáng tham khảo

Dưới đây là những vật liệu có khả năng chống nóng sân thượng mà bạn có thể tham khảo và ứng dụng cho nhà của mình:

Chống nóng sân thượng bằng xốp

Một trong những vật liệu chống nóng trên sân thượng mà nhiều người thường hay áp dụng đó chính là xốp cách nhiệt. Tấm cách nhiệt này có ưu điểm dễ dàng thi công cũng như trong quá trình sử dụng, đồng thời có cách nhiệt rất tốt. Khi kết hợp với trần thạch cao phía dưới loại vật liệu này sẽ góp phần tăng hiệu quả chống nóng tốt hơn. 

Hiện nay, loại xốp cách nhiệt thường được sử dụng đó là xốp XPS. Đây là loại có tuổi thọ cao lên đến 30 năm và hoàn toàn có thể tái sử dụng. Bên cạnh đó, các nguyên vật liệu cấu tạo thành loại xốp này khá thân thiện với môi trường và giá thành khá rẻ dao động trong khoảng 90.000 - 180.000 đồng tùy thuộc theo kích cỡ và độ dày mà bạn chọn. 

Ảnh: Alu Phương Nam

Chống nóng sân thượng bằng cách đổ bê tông bọt nhẹ

Một giải pháp chống nóng truyền thống mà nhiều gia đình thường hay sử dụng đó chính là đổ bê tông bọt nhẹ. Đây là cách chống nóng có giá thành phù hợp với nhiều nhà với chi phí lắp đặt dao động trong khoảng 260.000 - 380.000 đồng. Đặc biệt, gia đình nào không am hiểu về kỹ thuật xây dựng vẫn có thể dễ dàng kiểm soát được chất lượng của vật liệu này.

Về điểm hạn chế, độ bền của loại vật liệu này không cao vì sau một thời gian, bê tông sẽ bị ngấm nước mưa làm tăng tải trọng công trình lên nhiều dẫn đến bị nứt, từ đó kéo hiệu quả chống nóng đi xuống.

Ảnh: batdongsan.com

Chống nóng sân thượng bằng cách lắp mái tôn

Lợp mái tôn cũng là phương pháp được nhiều gia đình chọn lựa để chống nắng sân thượng. Vật liệu này không những che nắng, che mưa mà còn tối ưu diện tích sử dụng của căn nhà. Thông thường, ánh nắng sẽ chiếu trực tiếp xuống sân thượng nhưng nếu có mái tôn thì nó sẽ hấp thụ hoàn toàn lượng nhiệt độ này. Đặc biệt, mái tôn có thể hấp thụ lượng nhiệt lên đến 60 - 65oC vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm. 

Sau khi hấp thụ nhiệt, mái tôn sẽ tỏa ra, phả xuống dưới sân thượng. Lúc này, các phòng áp mái của sân thượng sẽ bắt đầu nóng dần cho đến tận tối khuya. Đây cũng có thể được xem là một nhược điểm của cách chống nóng bằng mái tôn.

Để khắc phục điều này, bạn có thể kết hợp lắp đặt thêm tấm cách nhiệt để gia tăng công năng chống nắng cho sân thượng. Hiện nay, giá thành thi công mái tôn sẽ dao động trong khoảng 250.000 - 380.000 đồng/m2 tùy thuộc vào diện tích sân thượng của nhà bạn. 

Ảnh: Saigon Landscape

Lát gạch chống nóng sân thượng nên chọn loại gạch nào? 

Bên cạnh những vật liệu chống nóng, gạch chống nóng cũng là giải pháp hữu hiệu cho sân thượng vào những khoảng thời gian nắng nóng cao độ. Cùng tham khảo thông tin sau đây để biết được những loại gạch nào có khả năng chống nóng hiệu quả: 

Chống nóng sân thượng bằng gạch cotto 

Nhắc đến loại gạch chống nóng thì không thể bỏ qua loại gạch cotto, hay còn gọi là gạch đỏ. Đây là loại gạch được tạo ra bằng công nghệ nung sống ở nhiệt độ 1.160 - 1.200oC với nguyên liệu sản xuất đầu vào chủ yếu là đất sét và đùn dẻo. 

Loại gạch này có khả năng chống nóng, cách nhiệt tốt giúp mang đến không khí mát mẻ cho không gian sống của gia đình. Hơn thế nữa, gạch đỏ không chỉ cách nhiệt, làm mát tốt mà còn tạo nên giá trị thẩm mỹ cao cho không gian sân thượng nhà bạn. Giá thành của loại gạch này trên thị trường dao động trong khoảng 95.000 - 110.000 đồng/m2.

Ảnh: Showroom nội thất Nhật Trang

Chống nóng sân thượng bằng gạch gốm

Ngoài việc sử dụng gạch cotto, bạn cũng có thể ưu tiên lát loại gạch gốm này. Đây là loại gạch đỏ đất nung được ứng dụng nhiều trong việc lát sàn chống nóng cho sân thượng. Bên cạnh đó, loại gạch này có thiết kế từng rãnh nhỏ ở phần đáy có thể giúp viên gạch thoát nhiệt hiệu quả. 

Xét về độ bền, gạch gốm có thể sử dụng lâu dài theo thời gian, có thể chịu được tác động của lực lớn mà không bị sứt mẻ hay trầy xước trên bề mặt. Hơn thế nữa, gạch ốp này còn có đặc điểm bền màu nên gia đình không sẽ không cần tốn tiền thay thế, sửa chữa hàng năm. 

Tùy thuộc kích thước và chủng loại, các loại gạch gốm dùng cho các cách chống nóng trong nhà, chống nóng sân thượng sẽ có giá khác nhau, dao động trong khoảng 130.000 - 180.000 đồng/m2

Ảnh: Gạch Xinh

Chống nóng sân thượng bằng gạch lỗ

Một loại gạch tiếp theo cũng phổ biến không kém đó chính là gạch lỗ. Đây là loại gạch được sản xuất chủ yếu từ đất sét với khả năng chống nóng tốt do có nhiều lỗ khác nhau nên có thể thoát nhiệt một cách hiệu quả. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà loại gạch này có số lỗ khác nhau như sau: 2, 3, 4, 6, 8 hoặc 10 lỗ. 

Gạch lỗ ngày nay thường ứng dụng trên sân thượng ở những tòa nhà cao tầng nhờ có khả năng chịu lực, chịu nhiệt và đặc biệt chống đóng rong hữu hiệu. Giá thành gạch lỗ thường rơi vào khoảng 1.000 - 3.000 đồng/viên tùy thuộc vào số lỗ của từng viên gạch mà bạn chọn. 

 

Ảnh: Gạch Đồng Tâm Quảng Bình

Chống nóng sân thượng bằng gạch không nung

Gạch không nung là loại gạch chống nóng hiệu quả trên thị trường hiện nay. Đây là loại gạch có cấu trúc rãnh, lõi rỗng nên không hấp thụ nhiệt giúp mang đến không khí thoáng mát cho sân thượng, đặc biệt là vào những ngày thời tiết oi bức.

Loại gạch này rất được ưa chuộng hiện nay vì chúng có thể dễ dàng thay thế, sửa chữa nếu bị hư, nứt nẻ hoặc trầy xước. Giá gạch không nung hiện đang dao động trong khoảng 1.000 - 4.000 đồng/viên tùy thuộc vào kích thước mà bạn chọn. 

Ảnh: Gạch không nung Hồng Lĩnh

Top các loại cây giúp chống nóng sân thượng tốt nhất 

Ngoài những vật liệu chống nóng trên đây, bạn cũng có thể chống nóng sân thượng bằng cách trồng cây xanh. Đây được đánh giá là giải pháp chống nóng vừa mang lại hiệu quả ấn tượng, vừa đem đến giá trị thẩm mỹ cao cho căn nhà. Sau đây là một số loài cây gợi ý cho bạn:

Cây thường xuân

Thường xuân là một trong những loài cây có khả năng thích nghi nhanh với mọi loại thời tiết ngay cả với khí hậu khắc nghiệt nhất. Loài cây này có đặc tính thích sống ở những vùng có thời tiết nắng nóng, oi bức nên khi được trồng trên sân thượng sẽ khiến không gian nơi đây trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn, nhất là vào những ngày những hè. 

Ảnh: Cafeland

Cây hoa giấy 

Hoa giấy là loài hoa không chỉ mang một vẻ đẹp bình dị, nhẹ nhàng mà còn có tác dụng chống nóng hiệu quả. Loài cây này thuộc thân gỗ dễ trồng, uốn ghép nên có thể vừa trồng theo giàn hay buông xõa đều được. Đặc biệt, dạng cây này có tán to có thể làm dịu bớt đi cái nóng của mùa hè và mang lại không khí mát mẻ hơn cho không gian sân thượng.

Ảnh: Chậu composite Havico

Cây cúc tần Ấn Độ

Kể đến những loài cây có khả năng chống chịu thời tiết nắng nóng cao thì không thể bỏ qua cúc tần Ấn Độ. Đây là một trong những loài cây có sức sống tốt với khả năng thích nghi chịu nắng, chịu hạn và chịu nước tốt. Khi được trồng trên sân thượng, loài cây này sẽ giúp tạo nên không gian thoáng mát để mọi người có thể lên đây vui chơi, thư giãn vào những ngày oi bức. 

Ảnh: Shopee

Cây hồng leo

Nếu không biết trồng cây gì để chống nóng cho sân thượng thì cây hồng leo là một gợi ý mà bạn nên tham khảo. Loài cây này không những có khả năng chống nóng hiệu quả mà còn mang đến giá trị thẩm mỹ cao bởi vẻ đẹp thơ mộng mà chúng mang lại. Bên cạnh đó, loài hồng này cho hoa nở quanh năm nên được rất nhiều người ưa chuộng và lựa chọn để trồng trên sân thượng nhà mình.  

Ảnh: Vườn Vân Loan

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.