Bé trai 7 tuổi tử vong vì bị đàn chó tấn công, ai phải chịu trách nhiệm?

Theo qui định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thì chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác.

Tối 3/4, ông Bùi Văn Phúc, Phó bí thư thường trực Huyện ủy Kim Động (Hưng Yên), cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn thương tâm. Một học sinh lớp 1 bị cả đàn chó cắn bị thương nặng dẫn đến tử vong.

Sự việc xảy ra vào chiều tối 3/4 tại Sân vận động Kim Động cũ (thị trấn Lương Bằng) và được một số nhân chứng người địa phương đưa lên mạng xã hội.

Theo nhân chứng tại hiện trường, khi cháu bé cùng cha mẹ (thuê trọ gần sân vận động) đi qua khu vực này thì bị một đàn chó nuôi của gia đình gần đó lao ra tấn công.

Ngay khi phát hiện vụ việc, gia đình và lãnh đạo huyện Kim Động đã khẩn trương đưa cháu đi cấp cứu ở Bệnh viện đa khoa Hưng Yên. Tuy nhiên, cháu bé không qua khỏi do chết não.

Câu hỏi đặt ra: để chó cắn chết người, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?

Bé trai 7 tuổi tử vong vì bị đàn chó tấn công, ai phải chịu trách nhiệm? - Ảnh 1.

Khu vực bé trai bị đàn chó tấn công.

Trong trường hợp nuôi chó, khi cho chó ra đường, người nuôi phải rọ mõm và có biện pháp giám sát vật nuôi của minh.

Nếu không, sẽ bị xử phạt vi phạm thành chính theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y có hiệu lực từ ngày 15/9/2017.

Theo đó, với hành vi không đeo rọ mõm cho chó, không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng.

Nghị định 90 cũng nêu rõ, trường hợp chủ nuôi chó không tiêm phòng bệnh dại cũng chịu mức phạt tương tự từ 600 - 800 nghìn đồng.

Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường

Theo qui định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra thì chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại. Nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường. Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

Tuy nhiên, nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình (như: chọc ghẹo thú nuôi, hay ăn trộm lẻn vào nhà và bị chó cắn) thì chủ sở hữu không phải bồi thường. Hay người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải cùng nhau bồi thường thiệt hại.

Chủ sở hữu của chó cắn người phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho sức khỏe của người bị cắn bao gồm các chi phí như: chi phí hợp lí cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe, chức năng bị mất, bị giảm sút và mức thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút của người bị chó cắn.

Riêng với trường hợp chó cắn dẫn đến chết người, người nuôi chó đó phải bồi thường cho phí cho việc cứu chữa, chi phí mai táng, tiền cấp cấp dưỡng nếu người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và khoản tiền khác để bù đắp tổn thất tinh thần.

Tuy nhiên trong trường hợp, xác định người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi làm cho chó cắn thì người nuôi chó sẽ không phải bồi thường thiệt hại.

Chủ sở hữu có thể chịu trách nhiệm hình sự

Ngoài ra, nếu chó cắn chết người, chủ sở hữu vẫn có thể chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể được chia thành 3 trường hợp như sau:

Trường hợp đầu tiên, người chủ sở hữu chó nuôi nhận thức rõ về sự nguy hiểm của chó nuôi, mong muốn hậu quả chết người xảy và thực tế hậu quả chết người đã xảy ra thì người này có thể chịu trách nhiệm hình sự về "Tội giết người".

Trường hợp thứ hai, người chủ sở hữu chó nuôi nhận thức rõ về sự nguy hiểm của chó nuôi, mong muốn hậu quả gây thương tích cho người bị cắn xảy ra; dù không mong muốn hậu quả chết người nhưng thực tế gây hậu quả chết người đã xảy ra thì phải chịu trách nhiệm hình sự về "Tội cố ý gây thương tích".

Trường hợp thứ ba, người chủ sở hữu không mong muốn có hậu quả xảy ra nhưng do cẩu thả trong việc quản lý, nuôi thả chó gây ra hậu quả chết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự về "Tội vô ý làm chết người".

Trên đây là ý kiến tư vấn về câu hỏi đặt ra từ một tình huống. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin được cung cấp.

Những tư vấn chỉ có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến độc giả chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, rất mong nhận được ý kiến phản hồi của độc giả gửi tới: hoidapphapluatvnm@gmail.com.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.