Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM đang cứu chữa hai trẻ bị tay chân miệng cấp độ nặng nhất

Hai bệnh nhân từ tuyến tỉnh chuyển đến BV Nhi Đồng 1 TP HCM trong tình trạng bị tay chân miệng cấp độ nặng nhất, có nguy cơ tử vong rất cao. 

Thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM cho biết, tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc của bệnh viện đang tiếp nhận điều trị cho 2 trường hợp mắc tay chân miệng độ 4, độ nặng nhất.

Hai bé trai từ tuyến tỉnh chuyển đến BV Nhi Đồng 1 TP HCM trong tình trạng trụy mạch, sốc rất nặng nề, có nguy cơ tử vong rất cao.

benh vien nhi dong 1 tp hcm dang chuu chua hai tre bi tay chan mieng cap do nang nhat
Hai bệnh nhi được bệnh viện tuyến tỉnh chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM vì tình trạng bệnh của bé diễn tiến ngày càng nặng. (Ảnh: BVCC)

Trường hợp bệnh nhi Đ.T.C. (2 tuổi, Cà Mau), nhập viện địa phương với biểu hiện sốt, nổi hồng ban tay chân 3 ngày trước đó. Sau khi thăm khám, bệnh nhi được chuyển đến BV Sản Nhi Cà Mau. Sau khi hội chẩn, bé được đặt nội khí quản và nhanh chóng chuyển đến BV Nhi Đồng 1.

PGS TS. Phạm Văn Quang - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc BV Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng trụy mạch, huyết áp không ổn định, diễn tiến bệnh nguy kịch.

Bệnh nhân được đưa vào Khoa hồi sức thở máy, truyền thuốc vận mạch. Sau 6h, tình trạng mạch, huyết áp bé ổn định, bé được lọc máu gần hai ngày thì qua nguy kịch. Hiện tình trạng của bé đã ổn định, đang cai máy thở.

Một trường hợp khác, bé trai N.T.T. (2 tuổi, Cần Thơ), nhập bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ vì bệnh sử sốt, nổi hồng ban tay chân. Bệnh tình cũng diễn biến phức tạp nên được hội chẩn và chuyển đến BV Nhi Đồng một trong tình trạng tổn thương huyết động học.

benh vien nhi dong 1 tp hcm dang chuu chua hai tre bi tay chan mieng cap do nang nhat
PGS TS. Phạm Văn Quang - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực chống độc BV Nhi Đồng 1.

Sau khi được thở máy, truyền thuốc vận mạch và lọc máu thì tình trạng của bé dần ổn định, hiện bé đã qua nguy kịch.

PGS TS. Phạm Văn Quang cho biết, đây là hai trường hợp bệnh tay chân miệng rất nặng, diễn tiến độ 4, độ nặng nhất, cần phải lọc máu.

BS Quang khuyến cáo, mặc dù tình hình bệnh tay chân miệng đã giảm, nhưng người dân không nên chủ quan. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu nặng như sốt cao, nôn nhiều, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, mạch nhanh không tương xứng với thân nhiệt cần cho trẻ đi khám ngay, tránh để bệnh diễn tiến nặng khó cứu chữa.

benh vien nhi dong 1 tp hcm dang chuu chua hai tre bi tay chan mieng cap do nang nhat Trẻ bị bệnh tay chân miệng có thể tử vong trong vài giờ nếu có những biểu hiện này

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của con. Vì vậy, bố mẹ nên nắm ...

benh vien nhi dong 1 tp hcm dang chuu chua hai tre bi tay chan mieng cap do nang nhat Bác sĩ hướng dẫn nhận biết các cấp độ nguy hiểm và cách chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà

Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng có những biểu hiện nhẹ và vẫn tỉnh táo, bố mẹ có thể cân nhắc cho bé điều ...

benh vien nhi dong 1 tp hcm dang chuu chua hai tre bi tay chan mieng cap do nang nhat Thành phố Hồ Chí Minh: Số trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng đột biến

Chỉ trong 3 tuần trở lại đây, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ ...

chọn
Ông chủ Keangnam Landmark 72 đang làm ăn ra sao?
Khu phức hợp Keangnam Landmark 72 được AON plc mua lại từ năm 2015. AON là tập đoàn hoạt động chính trong mảng bảo hiểm, tư vấn và quản lý rủi ro, hiện đang niêm yết trên sàn NYSE. Quý II vừa qua, AON ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt là 3,76 tỷ USD và 624 triệu USD.